Địa chỉ: 395 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Đặt hàng online: 0243 7823 009

TAI - MŨI - HỌNG

Chọn đúng thuốc trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh có các triệu chứng như nhạy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi và có thể kèm ngứa, chảy nước mắt. Đây là bệnh khó trị, thường xuyên tái phát vì liên quan đến dị ứng. Chỉ khi người bệnh không còn tiếp xúc với chất gây dị ứng thì mới có khả năng khỏi bệnh, nhưng điều này hiện nay rất khó vì trong môi trường hiện diện rất nhiều các dị ứng nguyên, nhiều khi không xác định được người bệnh bị dị ứng với chất gì.

Mục tiêu điều trị viêm mũi dị ứng là giảm đến mức tối thiểu các triệu chứng và lựa chọn các thuốc vừa hiệu quả vừa ít có tác dụng phụ độc hại.

Hiện có nhiều nhóm thuốc trị bệnh lý về mũi và được phân ra 2 loại thuốc uống và thuốc dùng tại chỗ (nhỏ, xông hoặc phun xịt vào mũi).

Loại thuốc uống

- Nhóm thuốc kháng histamin trị dị ứng: như clorpheniramin, loratidin…giúp giảm triệu chứng ngứa mũi, chảy mũi, sổ mũi, chảy nước mắt nhưng không có tác dụng với nghẹt (tắc) mũi.

- Nhóm thuốc uống kháng sinh: dùng khi bênh lý về mũi có liên quan đến nhiễm khuẩn, cần có bác sĩ chỉ định chứ không tự ý hoặc nghe lời khuyên của người không thuộc giới chuyên môn để mua tự sử dụng.

- Nhóm thuốc uống cường giao cảm gây co mạch: gồm ephedrin, pseudoepherin, phenylpropanolamin, giúp thông mũi, trị nghẹt mũi tốt.

- Nhóm thuốc uống glucocorticoid: như prednison, dexamethacon, chỉ uống khi bị viêm mũi viêm xoang nặng và mạn tính và cũng phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý sử dụng bừa bãi.

Loại thuốc dùng tại chỗ:

- Thuốc co mạch nhỏ mũi: chứa dược chất như naphazolin, oxymetazolin…có tác dụng thông mũi tốt nhưng chỉ nên nhỏ mũi trong thời gian ngắn 7 ngày để tránh trường hợp bị nhờn thuốc, bị hiệu ứng “dội” phải tăng liều, nếu không tăng liều bị nghẹt mũi nặng hơn, đưa đến vòng luẩn quẩn là bị “viêm mũi do thuốc”. Đối với trẻ nhỏ, không nên dùng thuốc nhỏ mũi loại này vì có thể gây choáng, tím tái, mà nên dùng thuốc nhỏ mũi hoặc phun xịt NaCl 0.9% giúp thông, sạch mũi

- Thuốc glulcocorticoid xịt mũi: gồm có Fixonase, Nasacort, Becotide…Thuốc hiệu quả trong trị viêm muic dị ứng, dùng lâu dài nằm phòng ngừa viêm mũi dị ứng. Cả 3 thuốc vừa kể đều là thuộc nhóm glucocorticoid (thường gọi tắt là corticod) nhưng do xịt mũi có tác dụng tại chỗ. Thuốc có thể gây khó chịu như khô họng, khô miệng chứ không cho tác dụng phụ toàn thân như thuốc uống. Hiện nay, thuốc xịt dùng phòng viêm mũi dị ứng (sáng sớm xịt mũi theo liều chỉ định sẽ giúp ngừa viêm mũi cả ngày) thường được chọn là Flixonase.

Cần làm gì khi bị viêm mũi dị ứng?

- Người bị viêm mũi dị ừng nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng, đặc biệt là đi tái khám theo yêu cầu của bác sĩ hoặc trong khi diễn tiến bệnh có những bất thường, có sự tái phát các rối loạn. Căn cứ vào sự thăm khám, chuẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp các thuốc thuộc các nhóm đã kể ở trên, riêng về thuốc xịt mũi dùng phòng ngừa viêm mũi dị ứng, bác sĩ sẽ giúp lựa chọn thuốc loại nào thích hợp. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn dùng thuốc kéo dài trong thời gian bao lâu để có hiệu quả.

Ngoài ra, người bị bệnh viêm mũi dị ứng thường là người có cơ địa nhạy cảm, đễ bị dị ứng. Vì vậy, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Giữ ấm khi trời trở lạnh, tránh dùng thuốc và thực phẩm gây dị ứng, làm sạch thông thoáng môi trường để không tiếp xúc với bụi nhà, khói thuốc lá, không nuôi hoặc tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo) gây dị ứng

- Kiên trì rèn luyện thân thể, tránh uống rượu, tránh hít khói thuốc lá (kể cả hít khói thuốc lá thụ động), ăn uống đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. 

Theo Sức Khỏe Đời Sống

 

Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu) Mã an toàn:   Thiet ke website pro
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
X
098 776 55 88