Cẩm nang sức khỏe
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em sẽ có tác động xấu đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, gây ra các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng.
Táo bón ở trẻ em là tình trạng đi ngoài không thường xuyên, phân to cứng, đau và khó khăn khi đi ngoài kèm theo đi ngoài phân són.
Khớp được chia làm 3 loại căn cứ vào mức độ vận động gồm khớp bất động, khớp bán động và khớp động (khớp hoạt dịch). Cấu tạo của khớp động gồm mặt khớp (được phủ bởi sụn khớp), phương tiện nối khớp (bao khớp và dây chằng) và ổ khớp (giới hạn bởi các mặt khớp và bao khớp).
Da là hàng rào ngăn cách nội mô với môi trường và giữ cho cơ thể có một hình dạng nhất định. Da chống lại sự va chạm, sang chấn và sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài. Da tham gia điều hoà thân nhiệt và đào thải một số chất cặn bã, giữ thăng bằng nước, điện giải và có chức năng miễn dịch.
Xương là những cơ quan được cấu tạo chủ yếu bằng mô xương – một loại mô liên kết rắn. Bộ xương người chia làm hai phần là xương trục và xương treo.
Hệ tiêu hóa của cơ thể người chứa một hệ vi sinh đường ruột phức tạp. Hệ vi sinh này thay đổi tùy theo từng cá thể và tính đặc trưng của nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền và môi trường.
Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng bệnh lý với nhiều biểu hiện khác nhau nhưng đều có chung một cơ chế sinh bệnh là thiếu máu nuôi dưỡng não. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc, nam bị nhiều hơn nữ.
Nhiệt miệng (loét Apthous) là bệnh loét ở miệng thường gặp nhất. Bệnh hay gặp ở người trẻ tuổi, trong đó một phần ba trẻ em dưới 18 tuổi từng có biểu hiện của bệnh. Tỷ lệ và mức độ nặng của bệnh giảm dần theo tuổi.
Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm. Qua đường tiêu hóa, rượu được hấp thu vào máu, đi đến các cơ quan của cơ thể như não, thận, phổi, gan và đạt nồng độ tối đa sau khi uống 30 phút. Trên 90% rượu được chuyển hóa ở gan. Phần còn lại được thải trừ qua mồ hôi, nước tiểu và hơi thở.
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất
dành cho trẻ nhỏ. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có vai
trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ nên được bú
sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6
tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung từ tròn 6 tháng tuổi kết hợp với bú sữa mẹ đến 24
tháng tuổi.
Sữa mẹ bao gồm các kháng thể và
các hoạt chất sinh học khác chính là yếu tố miễn dịch đầu tiên có trong sữa non
giúp trẻ chống lại bệnh tật. Trong khi đó sữa bột không có đủ các yếu tố cần
thiết trên. Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là một trong những thực hành có lợi
nhất mà một bà mẹ có thể thực hiện để bảo vệ con mình khỏi nhiễm trùng. Sữa mẹ
là duy nhất và được sản sinh để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Sữa mẹ thay đổi thành
phần để đáp ứng nhu cầu thay đổi của trẻ trong các cữ bú. Khi đứa trẻ lớn lên,
các thành phần của sữa mẹ cũng thay đổi để đáp ứng những nhu cầu của trẻ đang
lớn, điều mà các sản phẩm thay thế sữa mẹ không có được. Những trẻ được bú mẹ
ít phải đến bệnh viện hơn hoặc ít phải uống thuốc, giảm nguy cơ lây nhiễm và
mắc các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, hen suyễn, nhiễm trùng tai, nhiễm khuẩn
đường hô hấp.
Tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục phụ của hệ sinh sản nam, có trọng lượng 20 gram ở tuổi trưởng thành. Vị trí của tuyến là nằm phía sau dưới của khớp mu, trước bóng trực tràng, dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo. Tuyến tiền liệt kiểm soát nước tiểu bằng cách tạo áp lực trực tiếp lên phần niệu đạo mà tuyến bao quanh. Tuyến sản xuất một số chất vào trong tinh dịch, nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng khi phóng tinh. Phì đại lành tính tuyến tiền liệt là u lành tính hay gặp nhất ở nam giới tuổi trung niên và tăng dần theo tuổi. Tại Việt Nam, khoảng 64 % nam giới trên 50 tuổi và trên 90% nam giới trên 80 tuổi mắc căn bệnh này.
Miễn dịch là khả năng của cơ thể trong việc nhận biết, đáp ứng và loại bỏ các yếu tố gây hại cho cơ thể. Khi bị yếu tố gây bệnh (kháng nguyên) xâm nhập, cơ thể vận hành ngay một số tế bào và phân tử sẵn có để kịp thời ngăn chặn, xử lý. Sau đó, cơ thể tạo ra các tế bào và phân tử đặc hiệu tương ứng với từng loại kháng nguyên khác nhau để loại trừ chúng. Đáp ứng miễn dịch ở người gồm đáp ứng miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch bẩm sinh (còn gọi là miễn dịch không đặc hiệu) và đáp ứng miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu).