Địa chỉ: 395 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Đặt hàng online: 0243 7823 009

HÔ HẤP

Viêm tiểu phế quản

Dấu hiệu và triệu chứng

Trong 2 – 3 ngày đầu, trẻ có triệu chứng giống cảm lạnh, bao gồm chảy nước mũi, ngạt mũi và sốt nhẹ. Sau đó trẻ có thể có thở khò khè, ho nhiều, thở nhanh hoặc khó thở và nhịp tim nhanh. Ở trẻ khỏe mạnh, nhiễm trùng thường tự hết trong 7 – 10 ngày. Nếu trẻ đẻ non và có các vấn đề về sức khỏe, bệnh có thể nặng và trẻ phải nhập viện.

Viêm tiểu phế quản nặng có thể khiến trẻ khó thở hoặc tím tái và phải điều trị cấp cứu.

Nguyên nhân

Viêm tiểu phế quản xảy ra khi tác nhân nhiễm trùng – thường là virus – xâm nhập vào các tiểu phế quản, khiến chúng bị viêm và phù nề. Hậu quả là chất nhày ứ đọng trong đường hô hấp gây khó thở.

· Virus hợp bào hô hấp là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra hơn một nửa số ca viêm tiểu phế quản. Những tác nhân khác gồm virus á cúm, virus cúm, một số adenovirus, vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae hoặc metapneumovirus.

Xét nghiệm và chẩn đoán

  • Chụp X quang phổi
  • Xét nghiệm đờm tìm virus
  • Xét nghiệm máu: tăng bạch cầu, giảm oxi trong máu.

Điều trị

Phần lớn các trường hợp có thể điều trị bằng các bước tự chăm sóc ở nhà. Do nguyên nhân gây bệnh thường là do virus, nên kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị bệnh. Song bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh phòng trường hợp bội nhiễm.

Trong những trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn phế quản. Thuốc chống virus dạng hít cũng có thể được sử dụng, tuy không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn.

Trẻ bị biến chứng có thể phải nhập viện. Điều trị tại bệnh viện thường bao gồm thở oxi, truyền dịch để ngăn ngừa mất nước.

Phòng bệnh

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị sốt hoặc cảm lạnh.
  • Giữ cho nhà vệ sinh và bàn bếp luôn sạch sẽ
  • Vứt bỏ ngay giấy ăn đã dùng
  • Không dùng chung bát đũa cốc chén
  • Rửa tay thường xuyên

Hiện chưa có vaccin phòng viêm tiểu phế quản. Nhưng thuốc palivizumab (Synagis) có thể làm giảm khả năng nhiễm virus hợp bào hô hấp ở trẻ có nguy cơ cao, cũng như giảm mắc độ nặng của bệnh. Palivizumab thường được tiêm bắp một mũi duy nhất 1lần/tháng vào mùa dịch.

Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu) Mã an toàn:   Thiet ke website pro
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
X
098 776 55 88