Địa chỉ: 395 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Đặt hàng online: 0243 7823 009

CƠ - XƯƠNG - KHỚP

Bệnh Gút

Dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu và triệu chứng của gút hầu như luôn là cấp tính, xảy ra đột ngột – thường vào ban đêm – và không có dấu hiệu báo trước.

  • Đau khớp dữ dội. Gút thường ảnh hưởng đến khớp lớn của ngón chân cái nhưng có thể xảy ra ở bàn chân, cổ chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay. Đau thường kéo dài 5 đến 10 ngày mà sau đó hết. Khó chịu giảm dần sau một hai tuần, để lại khớp có vẻ rất bình thường và không đau.
  • Khớp bị sưng, nóng và đỏ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh gút là do viêm ở khớp do sự tích luỹ các tinh thể urat. Acid uric là một chất được hình thành từ quá trình giáng hóa purin. Chất này có mặt tự nhiên trong cơ thể cũng như trong một số loại thực phẩm, nhất là phủ tạng động vật. Bình thường acid uric hòa tan trong máu và được thận bài xuất ra ngoài qua nước tiểu. Nếu vì lý do nào đó cơ thể sản sinh qua nhiều hoặc bài xuất quá ít chất này thì acid uric có thể tích luỹ, tạo thành những tinhh thể hình kim sắc nhọn (urat) trong khớp và các mô xung quanh khớp, gây đau, viêm và sưng.

Xét nghiệm và chẩn đoán

  • Lấy dịch từ khớp bị bệnh để tìm tinh thể acid uric trong bạch cầu
  • Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng acid uric được bài xuất
  • Xét nghiệm máu đo nồng độ acid uric trong máu

Điều trị

  • Đối với cơn gút cấp, các thuốc chống viêm phi steroid (NSAID), như ibuprofen và naproxen có thể làm giảm đau.
  • Với những trường hợp nặng, có thể dùng corticosteroid như prednisone. Cũng có thể tiêm cortisone vào khớp bị bệnh để giảm đau. Nhưng phương pháp này có những tác dụng phụ và nói chung không nên tiêm quá 3 lần/năm.
  • Khi cơn gút cấp đã được kiểm soát, có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa để làm chậm tốc độ sản sinh acid uric của cơ thể hoặc tăng tốc độ bài xuất.

Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu) Mã an toàn:   Thiet ke website pro
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
X
098 776 55 88