Địa chỉ: 395 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Đặt hàng online: 0243 7823 009

UNG THƯ

Bị ung thư phổi sống được bao lâu?

Hỏi: Bố tôi bị ung thư phổi, đã phẫu thuật tháng 2/2012. Nay đi kiểm tra lại, bệnh đã bị di căn lên não có 3 u. Xin chuyên gia tư vấn giúp bệnh tình của bố tôi và cách điều trị hiệu quả. Bố tôi sống được bao lâu nữa?

Trả lời:

Vẫn biết mỗi người sớm muộn gì cũng phải từ giã cõi đời nhưng nếu không may mắc phải một căn bệnh nan y không thuốc chữa thì việc đối mặt với tử thần quả là một sự uy hiếp tinh thần mạnh mẽ.

Bác sỹ, người ngày ngày đối mặt với bệnh nhân và người nhà của họ thường xuyên phải trả lời câu hỏi: “Bị ung thư, còn có thể sống được bao lâu?”. Thời gian dành cho người bệnh ung thư là bao lâu, vấn đề này thực sự là một câu hỏi rất khó trả lời bởi nó còn liên quan đến rất nhiều các nhân tố khác.

Mức độ ác tính của ung thư quyết định độ dài của sinh mệnh

Ung thư là kết quả của việc biến đổi tế bào bất thường trong cơ thể và các tế bào này sinh sôi không hạn chế đến mức xâm lấn cả vào các tổ chức lành lặn khác của con người. Đặc điểm lớn nhất của các tế bào này là chúng sinh sôi rất nhanh, có thể di chuyển và tốc độ phát triển nhanh gấp nhiều lần so với tổ chức thông thường của cơ thể người, từ đó chúng chèn ép, xâm lấn và cướp đi nguồn dinh dưỡng nuôi sống cơ thể và cuối cùng là sinh mạng của người bệnh.

Mức độ ác tính của ung thư có liên quan trực tiếp đến nguồn gốc của tế bào biệt hóa. Thông thường, những khối u có tính biệt hóa cao, tế bào ung thư thường phát triển chậm, mức độ ác tính thấp, di căn chậm; Mặt khác những khối u có tính biệt hóa thấp thì độ ác tính lại cao, di căn nhanh. Ví dụ ung thư tuyến giáp trạng carcinom thể nhú có độ ác tính thấp, hiệu quả điều trị cao nhưng ung thư tuyến giáp trạng biệt hóa kém, carcinom dạng tủy, độ ác tính cao, bệnh thường phát hiện khi đã phát triển đến giai đoạn nghiêm trọng và di căn xa, tỷ lệ tử vong cao. Nếu như ung thư phổi có độ ác tính cao nhất là ung thư phổi dạng tế bào nhỏ, hơn 50% bệnh nhân khi phát hiện thì trong máu đã có tế bào ác tính, trong đó khoảng 30 - 40% xuất hiện di căn não, 50% di căn hạch ổ bụng.

796290 Bị ung thư phổi sống được bao lâu?

Chính vì vậy, tính “lành” và “ác” của tế bào ung thư quyết định tốc độ phát triển của khối u, tốc độ di căn và hiệu quả điều trị. Do đó rất dễ để hiểu tại sao cùng một bộ phận bị ung thư nhưng kết quả điều trị lại khác nhau, thời gian sống lại khác nhau. Loại hình bệnh lý của tế bào ung thư là một trong những nhân tố quyết định việc này.

Chẩn đoán và điều trị sớm là tiền đề

Chẩn đoán và điều trị sớm là “bảo bối” để chiến thắng ung thư. Các thiết bị y tế ngày càng tiên tiến, tế bào học, miễn dịch học ngày càng phát triển, việc phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư cũng đã trở thành hiện thực nhưng đáng buồn là bản thân bệnh nhân lại khá hờ hững với chuyện này. Phát hiện ra khối u vùng đầu lại chỉ coi như bị viêm, uống đại một ít thuốc kháng sinh, đại tiện ra máu lại nghĩ là bị trĩ, dạ dày khó chịu là nghĩ là bị loét, ho ra đờm lẫn máu lại nghĩ là bị lao …, không chịu đi kiểm tra và điều trị ở những hệ thống y tế chính quy. Qua một khoảng thời gian khá dài mới chịu vào chuyên khoa ung bướu, đến lúc này thì bệnh tình đã trở nên trầm trọng, bỏ lỡ mất cơ hội điề trị lý tưởng nhất, chỉ có thể tiến hành điều trị đối phó, khiến hiệu quả từ tốt trở thành kém.

Do đó, mắc bệnh ung thư không đồng nghĩa với nhận án tử hình, việc phát hiện sớm hay muộn sẽ đem lại hiểu quả khác nhau một trời một vực.

Mấu chốt quyết định nằm ở sự chọn lựa phương thức điều trị

Có nhiều bệnh nhân giai đoạn lâm sàng thường tin vào các phương thuốc gia truyền, dân gian…hoặc sợ “đụng dao kéo”, sợ xạ trị và hóa trị, tìm đến các phòng khám hoặc các thầy lang điều trị trong một thời gian, chờ đến khi bệnh tình không thể khống chế được nữa, xuất hiện di căn và tái phát thì mới chạy đến cầu cứu tại các bệnh viện chuyên khoa, nhưng lúc này đã bị lỡ mất cơ hội điều trị tốt nhất. Người bệnh ung thư cần nhận thức rõ rằng, muốn điều trị đạt hiệu quả tốt nhất thì cần phải phối hợp các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và miễn dịch.

Muốn điều trị ung thư có hiệu quả, trước tiên cần tiêu diệt triệt để các tế bào ác biến. Hiện nay có những phương pháp điều trị ung thư quen thuộc và tương đối hiệu quả sau: Một là phẫu thuật cắt bỏ, Hai là xạ trị và hóa trị. Ba là điều trị cục bộ, Bốn là các phương pháp nội khoa truyền thống và điều trị triệu chứng. Ngoài ra còn có các phương pháp Đông y và miễn dịch hỗ trợ. Sách lược của điều trị ung thư là từ điều trị phẫu thuật mở đến điều trị xâm lấn nhỏ rồi điều trị không phẫu thuật.

Nâng cao khả năng miễn dịch là căn bản

Trong quá trình điều trị ung thư, quan trọng nhất vẫn là bảo vệ và nâng cao khả năng miễn dịch của bệnh nhân. Hầu như tất cả các phương pháp trị liệu ung thư đều ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của người bệnh. Một khi chức năng này giảm xuống, các tế bào ung thư tàn dư sẽ có cơ hội hồi phục và phát triển. Nhìn từ góc độ lâm sàng, đánh giá khả năng miễn dịch của bệnh nhân, có thể quan sát tình trạng thông thường của bệnh nhân như thể lực, ăn uống, thể trọng, giấc ngủ, tinh thần… khái quát được chất lượng sống của bệnh nhân.

Về tổng thể, cần khích lệ tính chủ động của bệnh nhân, tăng cường niềm tin, bồi bổ thể chất để nâng cao khả năng miễn dịch. Một trong những phương pháp tốt là sử dụng thuốc Đông y. Đây là liệu pháp hỗ trợ bệnh nhân phục hồi nguyên khí, bảo vệ và nâng cao chức năng miễn dịch. Đó cũng chính là nâng cao sức chiến đấu của bệnh nhân trong cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác, kéo dài sự sống.

Phòng ngừa di căn tái phát là mục tiêu

Ung thư có thể cướp đi sinh mạng con người, đó chính là vì tính chất xâm lấn, tái phát và di căn của các tế bào ung thư. Phòng ngừa tái phát là mấu chốt để điều trị triệt để Ung thư giai đoạn sớm, định kỳ kiểm tra sau điều trị. Ung thư tái phát thường xuất hiện trong 5 năm đầu sau điều trị, đặc biệt là trong 2 ~3 năm đầu tiên.

Người bệnh ung thư và gia đình nên hiểu rằng, hiệu quả của “phẫu thuật cắt bỏ” chỉ là tương đối triệt để, sau khi phẫu thuật rồi không nên lầm tưởng mọi chuyện đã “tai qua nạn khỏi”. Có thể nói, phòng ngừa tái phát và di căn chính là phòng ngừa tử vong.

Niềm tin vững chắc chiến đấu với ung thư là bảo hành

Người bệnh ung thư không thường thể hiện ra ngoài sự đau đớn nội tâm của họ, nhưng sự đau đớn này không phải là một giấc mơ, chỉ có tích cực phối hợp điều trị, thiết lập một niềm tin chiến thắng bệnh tật vững chắc mới có thể tiếp tục hy vọng sinh tồn.

Theo: Dân trí

Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu) Mã an toàn:   Thiet ke website pro
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
X
098 776 55 88