Địa chỉ: 395 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Đặt hàng online: 0243 7823 009

Y học thường thức

Đoàn doanh nghiệp Đan Mạch đến VN tìm cơ hội hợp tác kinh doanh

(HNMO) Từ ngày 6-11/10, đoàn doanh nghiệp Đan Mạch đến VN nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.

Sáng ngày 6/10, tại Hà Nội, đoàn doanh nghiệp Đan Mạch đã tham dự hội thảo Vật liệu Xây dựng Tiết kiệm Năng lượng và Thân thiện với Môi trường, In ấn và Bao bì, Quan hệ Hợp tác Việt Nam Đan Mạch, do Đại sứ quán Đan Mạch tại VN hỗ trợ tổ chức.

Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ quán Đan Mạch tại VN - Peter Lysholt Hansen đánh giá cao tiềm năng phát triển của VN mặc dù đang phải gặp khó khăn do lạm phát.   Bên cạnh đó, lĩnh vực   vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, in ấn và bao bì cũng đang nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh ở VN, trung bình từ 15 20%/năm. Sự tăng trưởng đó vừa mang lại cơ hội cũng như nhiều thách thức cho VN. Đại sứ Peter Lysholt Hansen tin tưởng các doanh nghiệp hai bên sẽ tìm được cơ hội hợp tác, đóng góp vào sự phát triển của khối tư nhân năng động tại VN.



Nhà máy xi măng Hoàng Thạch sử dụng dây chuyền công nghệ của Đan Mạch

Bên cạnh đó, ông Bắc Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết: Đan Mạch là một trong những nước đã giúp đỡ VN phát triển trong lĩnh vực vật liệu xây dựng từ rất sớm. Cách đây hơn 100 năm, tập đoàn Smith của Đan Mạch đã giúp VN xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng; sau này là cung cấp dây chuyền thiết bị cho nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Tam ĐiệpHiện nay, VN là nước có thị trường tiêu thụ vật liệu xây dựng lớn để xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng. Mặt khác, VN lại có tiềm năng tài nguyên khoáng sản làm nguyên liệu để sản xuất xi măng, đá ốp lát, kính xây dựngChiến lược phát triển ngành vật liệu xây dựng của VN là thu hút các công nghệ sản xuất vật liệu sạch, bảo vệ môi trường, công nghệ Nano, công nghệ sử dụng phế thải, nhiên liệu thừa từ các nhà máy xi măng, vật liệu nhẹ, cách âm, cách nhiệt Ước tính đến năm 2020, VN dự kiến sẽ sản xuất 100 triệu tấn xi măng, 400 triệu tấn gạch ốp lát phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu. Do đó, có rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hai nước hợp tác phát triển.

Mặt khác, ông Nguyễn Ngọc Sang Chủ tịch Hiệp hội bao bì VN cũng nhấn mạnh: VN đang có khoảng   1.200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn và 900 doanh nghiệp bao bì. Lượng doanh nghiệp đông, nhưng quy mô doanh nghiệp chủ yếu vừa và nhỏ, nguyên liệu   và thiết bị công nghệ chủ yếu nhập khẩu, thiếu công nhân có tay nghề cao và cán bộ quản lý giỏi, cần sự hỗ trợ từ phía tổ chức Danida và sự hợp tác cùng phát triển của các công ty Đan Mạch.

Bên lề hội thảo, được biết có khoảng 130 cuộc họp riêng giữa 18 công ty Đan Mạch và các đối tác VN tiềm năng hoạt động trong ngành vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, in ấn và bao bì trong các ngày 7-8/10 tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khác.

Về phía các công ty Đan Mạch đều bày tỏ mong muốn tìm được các đối tác VN thích hợp để thành lập liên doanh và chuyển giao công nghệ. Mỗi dự án cam kết thành lập liên doanh sẽ nhận được hỗ trợ của chương trình kết nối doanh nghiệp (B2B) với mức cao nhất là 1 triệu USD.

Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu) Mã an toàn:   Thiet ke website pro
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
X
098 776 55 88