Y học thường thức
Đồng Nai: tài nguyên khoáng sản đang cạn kiệt
Theo đánh giá của sở Tài nguyên môi trường (TNMT) Đồng Nai, toàn tỉnh
có trên 100 mỏ khoáng sản có giá trị, trong đó có nhiều mỏ khoáng sản
rắn, có tiềm năng phục vụ khai thác vật liệu xây dựng như đá pozzolan,
laterit, nguyên liệu làm gạch ngói, đá ốp lát, đất cát xây dựng. Bình
quân hàng năm các mỏ khoáng sản cung cấp trên 2 triệu m3 cát xây dựng,
5 triệu m3 đá xây dựng, 2 triệu m3 sát gạch ngói, 245.000m3 kaolin,
75.000 tấn laterit, trên 200.000 tấn đá pozzolan. Nhưng do công tác
quản lý lỏng lẻo nên việc khai thác “chui” đang diễn ra khá phổ biến,
nguồn tài nguyên này đang dần cạn kiệt.
Ghe hút cát lậu trên sông Đồng Nai.
“Khoáng tặc” hoành hành
Một bãi cát lậu đang vận chuyển cát đi tiêu thụ
Tài nguyên cát tập trung chủ yếu dọc sông Đồng Nai với trữ lượng hàng trăm triệu m3 nên dòng sông này trở thành điểm nóng về khai thác lậu cát lớn nhất khu vực. Ông Dương Anh, phó chủ tịch UBND huyện Định Quán cho biết, có hai loại đối tượng vi phạm khai thác khoáng sản bất hợp pháp là khai thác đất trái phép và khai thác, mua bán, vận chuyển cát trái phép. Huyện vừa xử lý 9 bãi cát hoạt động trái phép, tịch thu 1.240m3 cát, nhưng kết quả này còn thấp hơn nhiều so với thực tế, vì các đối tượng khai thác trộm cát dùng nhiều cách để qua mặt cơ quan chức năng, như nhấn chìm ghe cát trên sông khi bị truy đuổi. Còn khi các bãi cát trái phép bị tịch thu thì các đối tượng khai thác cát bơm thẳng lên xe tải chở đi.
Còn lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu cũng bó tay với việc ngăn chặn khai thác cát trái phép trên sông. Do đoạn sông qua huyện này nằm giữa ranh giới 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, các đối tượng khai thác cát chủ yếu đi hút cát vào ban đêm, khi bị kiểm tra thì họ chạy sang địa phận khác hoặc nhấn chìm ghe để phi tang, nên cả năm huyện cũng chỉ bắt được vài trường hợp “sa tặc” vi phạm.
Tại huyện Long Thành, nóng nhất là tình trạng khai thác đất mặt để san lấp mặt bằng. Nhiều khu vực đất bị đào sâu tạo thành những cái ao lộ thiên cả ngàn mét vuông. Vào sâu trong xã Phước Tân, nhiều quả đồi bị xoá sổ do tình trạng khai thác đất trái phép gây ra. Một thực tế trớ trêu là cả một quả đồi rộng cả hecta, xe cày cuốc rầm rộ cả tháng trời, nhưng khi tiếp xúc với chúng tôi, ngay cả chính quyền địa phương cũng nói không biết việc này. Chính vì sự "không biết" của chính quyền nên có nơi quả đồi cao 20 mét bị băm vằm, đào sâu thêm trên 30 mét, tạo góc dốc trên 60 độ, thành những vách núi dựng đứng, đe doạ sạt lở các vùng lân cận.
Cơ quan quản lý bó tay?
Nhiều ngọn đồi ở Đồng Nai bị khai thác đến độ gần như mất hẳn.
Một lãnh đạo sở TNMT than thở, tình trạng khai thác cát trái phép trên sông rạch tại nhiều huyện nhiều năm nay làm xói lở bờ sông nghiêm trọng. Nhưng tại các huyện này, càng cấm thì nạn khai thác lậu càng nhiều, có xã một đêm bắt được 14 ghe hút cát lậu. "Có nhiều loại khoáng sản nếu không thăm dò, khai thác đúng kỹ thuật thì sẽ khánh kiệt, và đến đời con cháu chỉ có nước lãnh hệ luỵ mà thôi', vị cán bộ này nói.
Theo kết quả thăm dò mới đây của các cơ quan chức năng, tình trạng khai thác cát tràn lan trên sông Đồng Nai đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng chảy, làm sạt lở ven bờ. Nhiều nơi trước đây độ sâu chỉ gần 30 mét thì nay đã sâu đến 50 mét. Ngoài ra, tại các địa phương vẫn còn tình trạng khai thác khoáng sản nhỏ lẻ mang tính tự phát, không có quy hoạch, khai thác không hợp lý dẫn đến tình trạng thất thoát tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Nhiều nơi việc khai thác chỉ tính đến lợi ích trước mắt, mỏ dễ thì làm trước, mỏ khó thì bỏ lại, làm ảnh hưởng đến việc theo dõi, đánh giá và quy hoạch khai thác khoáng sản. Chính sự khai thác không hợp lý này đã làm cho nguồn tài nguyên này dần bị cạn kiệt .
Ông Võ Văn Chánh, phó giám đốc sở TNMT Đồng Nai cho biết, trong 3 năm (2006-2008), toàn tỉnh chỉ xử lý được 60 trường hợp vi phạm hành chính về khai thác khoáng sản, với tổng số tiền phạt gần 400 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là khai thác không đúng thiết kế mỏ; khai thác ngoài phạm vi mặt bằng và độ sâu cho phép; không có báo cáo định kỳ và giám sát môi trường. Tuy nhiên mức xử lý vi phạm về tài nguyên khoáng sản còn quá nhẹ so với lợi nhuận mà những người khai thác trái phép thu được.
Ghe hút cát lậu trên sông Đồng Nai.
“Khoáng tặc” hoành hành
Một bãi cát lậu đang vận chuyển cát đi tiêu thụ
Tài nguyên cát tập trung chủ yếu dọc sông Đồng Nai với trữ lượng hàng trăm triệu m3 nên dòng sông này trở thành điểm nóng về khai thác lậu cát lớn nhất khu vực. Ông Dương Anh, phó chủ tịch UBND huyện Định Quán cho biết, có hai loại đối tượng vi phạm khai thác khoáng sản bất hợp pháp là khai thác đất trái phép và khai thác, mua bán, vận chuyển cát trái phép. Huyện vừa xử lý 9 bãi cát hoạt động trái phép, tịch thu 1.240m3 cát, nhưng kết quả này còn thấp hơn nhiều so với thực tế, vì các đối tượng khai thác trộm cát dùng nhiều cách để qua mặt cơ quan chức năng, như nhấn chìm ghe cát trên sông khi bị truy đuổi. Còn khi các bãi cát trái phép bị tịch thu thì các đối tượng khai thác cát bơm thẳng lên xe tải chở đi.
Còn lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu cũng bó tay với việc ngăn chặn khai thác cát trái phép trên sông. Do đoạn sông qua huyện này nằm giữa ranh giới 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, các đối tượng khai thác cát chủ yếu đi hút cát vào ban đêm, khi bị kiểm tra thì họ chạy sang địa phận khác hoặc nhấn chìm ghe để phi tang, nên cả năm huyện cũng chỉ bắt được vài trường hợp “sa tặc” vi phạm.
Tại huyện Long Thành, nóng nhất là tình trạng khai thác đất mặt để san lấp mặt bằng. Nhiều khu vực đất bị đào sâu tạo thành những cái ao lộ thiên cả ngàn mét vuông. Vào sâu trong xã Phước Tân, nhiều quả đồi bị xoá sổ do tình trạng khai thác đất trái phép gây ra. Một thực tế trớ trêu là cả một quả đồi rộng cả hecta, xe cày cuốc rầm rộ cả tháng trời, nhưng khi tiếp xúc với chúng tôi, ngay cả chính quyền địa phương cũng nói không biết việc này. Chính vì sự "không biết" của chính quyền nên có nơi quả đồi cao 20 mét bị băm vằm, đào sâu thêm trên 30 mét, tạo góc dốc trên 60 độ, thành những vách núi dựng đứng, đe doạ sạt lở các vùng lân cận.
Cơ quan quản lý bó tay?
Nhiều ngọn đồi ở Đồng Nai bị khai thác đến độ gần như mất hẳn.
Một lãnh đạo sở TNMT than thở, tình trạng khai thác cát trái phép trên sông rạch tại nhiều huyện nhiều năm nay làm xói lở bờ sông nghiêm trọng. Nhưng tại các huyện này, càng cấm thì nạn khai thác lậu càng nhiều, có xã một đêm bắt được 14 ghe hút cát lậu. "Có nhiều loại khoáng sản nếu không thăm dò, khai thác đúng kỹ thuật thì sẽ khánh kiệt, và đến đời con cháu chỉ có nước lãnh hệ luỵ mà thôi', vị cán bộ này nói.
Theo kết quả thăm dò mới đây của các cơ quan chức năng, tình trạng khai thác cát tràn lan trên sông Đồng Nai đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng chảy, làm sạt lở ven bờ. Nhiều nơi trước đây độ sâu chỉ gần 30 mét thì nay đã sâu đến 50 mét. Ngoài ra, tại các địa phương vẫn còn tình trạng khai thác khoáng sản nhỏ lẻ mang tính tự phát, không có quy hoạch, khai thác không hợp lý dẫn đến tình trạng thất thoát tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Nhiều nơi việc khai thác chỉ tính đến lợi ích trước mắt, mỏ dễ thì làm trước, mỏ khó thì bỏ lại, làm ảnh hưởng đến việc theo dõi, đánh giá và quy hoạch khai thác khoáng sản. Chính sự khai thác không hợp lý này đã làm cho nguồn tài nguyên này dần bị cạn kiệt .
Ông Võ Văn Chánh, phó giám đốc sở TNMT Đồng Nai cho biết, trong 3 năm (2006-2008), toàn tỉnh chỉ xử lý được 60 trường hợp vi phạm hành chính về khai thác khoáng sản, với tổng số tiền phạt gần 400 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là khai thác không đúng thiết kế mỏ; khai thác ngoài phạm vi mặt bằng và độ sâu cho phép; không có báo cáo định kỳ và giám sát môi trường. Tuy nhiên mức xử lý vi phạm về tài nguyên khoáng sản còn quá nhẹ so với lợi nhuận mà những người khai thác trái phép thu được.
Đánh giá bài viết
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
Tin liên quan
- Top những việc cần làm ngay khi bị chó/mèo cắn? (11/06/2024)
- Uống cà phê mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson (17/10/2023)
- Bước đột phá mới trong việc chế tạo chân giả điều khiển bằng ý nghĩ tiềm thức (28/05/2015)
- Đậu nành không ảnh hưởng sức khỏe sinh lý nam (25/05/2015)
- [Infographic] Tuổi thọ trung bình trên thế giới (25/05/2015)