Địa chỉ: 395 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Đặt hàng online: 0243 7823 009

Y học thường thức

Ðể sử dụng thuốc hiệu quả

Mỗi khi sử dụng thuốc bắt buộc phải theo sự hướng dẫn của thầy thuốc đã hướng dẫn trong đơn bởi lẽ người thầy thuốc họ đã cân nhắc kỹ lưỡng sau khi xác định bệnh với thực trạng bệnh lý của người ấy là phải sử dụng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu, cần phải sử dụng bao nhiêu ngày, khi nào cần tăng giảm liều cho hợp lý...

Loại thuốc kê cho người bệnh có bị vi khuẩn kháng lại hay không (nếu là kháng sinh), những tác dụng phụ không mong muốn với cơ địa ấy có nguy hiểm cho người bệnh hay không. Giữa các thuốc phối hợp trị liệu chung có tương tác với nhau không, cách kết hợp thuốc với nhau trong đơn thuốc có tác dụng kìm hãm được tác dụng không có lợi cho cơ thể nếu như loại thuốc ấy là chủ yếu trong trị liệu. Giữa thuốc chính và thuốc phụ trợ có công hiệu hiệp đồng tăng tác dụng cho việc trị bệnh đó hay không.

Vấn đề cơ chế dược động học của từng loại thuốc, quá trình giáng hóa của thuốc và có bị tồn lưu lại không và trong bao lâu mới đào thải hết, chủ yếu qua đường nào...

Nói về cách đưa thuốc vào cơ thể, cần dựa vào nhịp sinh học, bởi vì mọi cơ thể sống không phải lúc nào cũng giống nhau mà có khi mạnh khi yếu, khi nhanh khi chậm. Những thay đổi này nhiều khi xảy ra đều đặn và liên tiếp theo từng chu kỳ, vì thế được gọi là nhịp sinh học. Từ nhịp sinh học này người ta đã dùng thuốc theo đặc điểm sinh học. Như tiêm strophantin vào chiều tối có hiệu lực hơn ban ngày. Các thuốc ngủ, thuốc lợi niệu hay strycnine cũng có tác dụng mạnh hơn vào buổi chiều. Penicillin tiêm vào chiều tối bao giờ cũng cho nồng độ cao hơn và giữ được lâu hơn là tiêm buổi sáng hay ban ngày. Ngược lại, các thuốc giải phóng adrenalin tác dụng đến hệ cơ phế quản mạnh hơn vào buổi sáng. Hay tác dụng kích thích thần kinh trung ương của nhân sâm mạnh nhất vào mùa thu và đông, còn về mùa hè và mùa xuân tác dụng thấp nhất...

Việc chọn lựa một thời điểm nào uống thuốc cho thích hợp để có thể nâng cao được hiệu quả trị liệu, song lại làm giảm thiểu các phản ứng của thuốc và tác dụng không mong muốn cũng là điều cần lưu ý. Cụ thể, thuốc ngủ cần uống vào tối, trước khi ngủ, thuốc giảm đau, hạ nhiệt phải uống khi có sốt, đau. Mặt khác, cần dựa vào yếu tố dược lý tức ảnh hưởng về nhịp sinh học đối với tác dụng của thuốc như thuốc làm giảm tiết dịch vị nên uống vào tối trước ngủ bởi thời điểm này acide clohydric được tiết ra. Ngoài ra, phải lưu ý đến sự tương tác của thuốc với thực phẩm, thức uống mà quyết định có uống thuốc ấy trong bữa ăn hay uống xa bữa ăn. Mặt khác, cần chú ý đến các loại thuốc giữa chúng có tương tác với nhau để quyết định uống chung hay phải tách các loại thuốc có thể tương tác uống cách xa nhau… Điều cuối cùng là người bệnh có phản ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc hay không.

Theo SK&DS

Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu) Mã an toàn:   Thiet ke website pro
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
X
098 776 55 88