Địa chỉ: 395 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Đặt hàng online: 0243 7823 009

Y học thường thức

Gian truân con đường tìm thuốc mới

Việc cố gắng tìm ra các thuốc mới không chỉ trông chờ vào những thành tựu kỹ thuật hiện đại của công nghệ y sinh học phân tử mà các nhà khoa học còn đi tìm thuốc mới ở những nơi con người ít đặt chân đến do điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và môi trường địa lý. Ý tưởng này đã được các nhà khoa học Úc đi tìm những con bạch tuộc của đại dương bao la để sản xuất thuốc mới. Họ đã chiết được nọc độc của 4 loài bạch tuộc được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Cực hy vọng chúng sẽ giúp bào chế các loại thuốc giảm đau, chống dị ứng và điều trị ung thư.

Nọc độc từ lâu đã được coi là một nguồn bào chế dược phẩm đầy tiềm năng, nhưng gần đây các nhà khoa học mới nhận ra nọc độc của các loài động vật thân mềm như bạch tuộc hay mực... có những tính năng độc nhất vô nhị. Hoạt động của enzym trong nọc độc thường bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nhưng các enzym trong nọc bạch tuộc Nam Cực bằng cách này hay cách khác đã có những thích nghi đặc biệt, cho phép chúng hoạt động ở nhiệt độ dưới 00C. Các nhà khoa học đã tìm ra những thủ thuật hóa sinh mà các loài này đã sử dụng. Phân tích nọc độc của bạch tuộc Nam Cực thấy chứa một loạt các độc tố, trong đó có 2 độc tố chưa từng được miêu tả trước đây. Một trong số những phát hiện là những protein nhỏ mới có trong nọc độc với các hoạt động rất đáng chú ý, có thể sử dụng trong bào chế các loại dược phẩm.

Nghiên cứu tất cả các loài bạch tuộc đều có nọc độc. Từ đó đến nay, các nhà khoa học đã bắt tay vào nhiệm vụ lớn là thu thập và nghiên cứu các loại nọc độc này để hiểu rõ hơn về cấu trúc của chúng cũng như việc các độc tố này hoạt động như thế nào. Sau đó họ phân loại gen của từng cá thể mẫu nhằm xác định các loài, đồng thời thu thập nọc độc để phân tích trong phòng thí nghiệm. So sánh nọc độc của bạch tuộc Nam Cực với những enzym tương tự được rút ra từ các loài khác như bạch tuộc đốm xanh nhiệt đới để tìm ra bí quyết giúp bào chế các loại thuốc chữa bệnh mới.

Bạch tuộc được các nhà khoa học Úc nghiên cứu và bào chế ra một số loại thuốc mới.

Ngay cả những loài vẫn gây ra nỗi khiếp sợ cho con người cũng là mục tiêu tìm kiếm của các nhà khoa học. Ví dụ như người ta đã bào chế thành công thuốc giải độc cho người bị rắn cắn từ những con rắn châu Phi cực độc. Đây là loại vaccin được tổng hợp từ các hợp chất và 11 độc tố của nọc rắn thành biệt dược hữu ích giải độc. Thuốc này có thể làm giảm 70% tỷ lệ tử vong đối với những người bị rắn cắn.

Dựa trên những khám phá trước đây cho thấy các loài động vật có vú (gồm cả con người) vẫn sản sinh ra các tế bào não trong suốt cuộc đời. Phần lớn các tế bào này là bị chết, nhưng thuốc mới giúp cho nhiều tế bào mới sinh này có thể sống sót và tăng trưởng để trở thành loại tế bào não hoạt động được. Chúng ta vẫn hằng ngày tạo ra các tế bào nơ-ron mới trong não. Vì vậy, các nhà dược phẩm cố gắng đi tìm những chất có tác dụng làm cho nhiều tế bào mới đó sống sót. Hợp chất có ký hiệu là P7C3 đã bắt đầu được nghiên cứu trên chuột cống để biến cải nó trở nên hiệu quả hơn. Chất này an toàn và có tác dụng khi được dùng như dạng thuốc. Hợp chất này tương tự như thuốc chữa bệnh Alzheimer thực nghiệm có tên dimebon của các hãng Medivation và Pfizer. Dimebon - vốn có xuất xứ là chất kháng histamin do Nga sản xuất với tên latrepirdine. Đối với các bệnh nhân bị bệnh Alzheimer, công dụng lâm sàng phần não của dimebon có thể được tăng cường nhờ cải thiện cả khả năng và hiệu quả của nó trên các khía cạnh sinh thần kinh và bảo vệ thần kinh. Bệnh Alzheimer phá hủy não dần dần và hiện đang tác động tới 26 triệu người trên thế giới. Các thuốc, ví dụ như aricept của Hãng Pfizer, chỉ có thể cải thiện được rất ít các triệu chứng. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát qua 1.000 hợp chất từ 300.000 chất hóa học, chọn lọc ra và cho chuột dùng. Sau đó họ cắt lát não để xem có chuột nào tạo ra được các tế bào mới ở vùng não có liên hệ với quá trình học và trí nhớ. Phạm vi tìm hiểu của họ dần thu hẹp vào P7C3 để làm thuốc bảo vệ thần kinh. Các thuốc dimebon và serono còn kích thích tăng trưởng các tế bào não mới. Như vậy có thể nhắm vào tác dụng của những thuốc này để tạo ra được những thuốc thế hệ mới tốt hơn cho điều trị bệnh Alzheimer và cả những bệnh tàn phá não khác. Công cuộc nghiên cứu vẫn còn tiếp tục và người ta hy vọng sẽ có nhiều loại thuốc mới nhờ những con vật đáng sợ như bạch tuộc, rắn hay những loài mà con người chưa từng biết đến ở những nơi khắc nghiệt nhất của trái đất mà chúng ta đang sống.


Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu) Mã an toàn:   Thiet ke website pro
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
X
098 776 55 88