Y học thường thức
Mẹo hay cho người sống ở vùng ô nhiễm
Ô nhiễm trong nhà nhiều khi cao hơn ngoài trời từ 2-5 lần
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy rằng việc dành nhiều thời gian đi lại, dù là đi xe hay đi bộ thì cũng có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Không khí ô nhiễm có chứa các hạt bụi li ti siêu nhỏ mà có thể xâm nhâp vào phổi và gây viêm nhiễm.
Jon Ayres, chuyên gia môi trường và bệnh hô hấp ở ĐH Birmingham, cho biết: “Những hạt bụi siêu nhỏ này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở đường hô hấp và cũng làm tăng nguy cơ máu đặc lại. Vì vậy, nếu có bệnh tim mạch, chúng sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim”.
Ô nhiễm không khí không chỉ liên quan với đột quỵ, nhồi máu cơ tim và ung thư, nó còn gây ra các bệnh hô hấp. Những cơn hen cũng dễ bộc phát khi ô nhiễm tăng cao.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu các nguy cơ tổn thương? Chúng tôi đã hỏi các chuyên gia bí kíp:
Chọn đi đường nhỏ
Một nghiên cứu cho thấy những người đi bộ trên các con phố đông đúc sẽ hít thở bầu không khí ô nhiễm tương tự như hút 1 điếu thuốc lá cứ mỗi 48 phút.
Để giảm nguy cơ, tránh đi các đường chính. Những con đường này thường có mật độ xe cộ nhiều và tắc đường xảy ra nhiều hơn, kèm theo đó là khí thải xe cộ tăng lên.
Hãy chọn những con phố nhỏ, những con phố chỉ dành cho đi bộ, những lối đi có công viên và có nhiều hàng cây.
Mua các loại cây trồng trong nhà
Chúng ta dành tới 90% thời gian của mình ở trong nhà, nhưng các nghiên cứu của Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ cho thấy mức độ ô nhiễm trong nhà có thể cao hơn ở ngoài 2-5 lần.
Các sản phẩm làm sạch, điều hòa không khí và các vật dụng như thảm tổng hợp, màn hình tivi và chất MDF có thể thải ra các chất hóa học dễ bay hơi (VOCs) mà liên quan với các bệnh như ung thư.
Các nhà nghiên cứu ở ĐH Curtin (Perth, Australia) phát hiện ra rằng nguy cơ hen suyễn ở trẻ dưới 3 tuổi sẽ tăng cao khi trong nhà, nồng độ chất VOC tăng.
Thay vì bật điều hòa, hãy mở cửa sổ. Đặt các loại cây có thể sống trong nhà để chúng lọc sạch không khí.
Lưu ý không ngồi gần máy photocopy vì đây là thiết bị thải VOC nhiều nhất.
Ngồi ở tầng 2 của xe buýt
Nghiên cứu của ĐH Imperial cho thấy, ngồi càng sát với phần máy của xe bút thì nguy cơ tiếp xúc với chất ô nhiễm tăng 10%. Nếu đi xe buýt 2 tầng, hãy lên tầng 2 ngồi để có không khí trong lành hơn.
Đi bộ trong mưa
Những biến đổi của thời tiết cũng gây ra ô nhiễm không khí. Khi trời có gió, mức độ ô nhiễm sẽ giảm xuống do chất độc hại bị phân tán. Còn vào những ngày nóng, đó là lúc không khí trở nên ngột ngạt, khó chịu nhất và đó cũng là lý do nhiều trường hợp bị bệnh hô hấp và tim mạch phải nhập viện trong những ngày nóng.
Vậy nên, vào mùa hè, chỉ nên đi ra ngoài vào buổi sáng sớm và hạn chế tối đa ra đường vào buổi chiều vì đó là thời điểm ô nhiễm đạt ngưỡng tối đa.
Trời mưa là thời điểm tốt nhất để ra ngoài, mưa giúp rửa sạch các chất gây ô nhiễm đang lơ lửng trong không trung.
Đánh giá bài viết
Tin liên quan
- Top những việc cần làm ngay khi bị chó/mèo cắn? (11/06/2024)
- Uống cà phê mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson (17/10/2023)
- Bước đột phá mới trong việc chế tạo chân giả điều khiển bằng ý nghĩ tiềm thức (28/05/2015)
- Đậu nành không ảnh hưởng sức khỏe sinh lý nam (25/05/2015)
- [Infographic] Tuổi thọ trung bình trên thế giới (25/05/2015)