Thông tin tổng hợp
Nhật Bản: 4 trường hợp tử vong sau tiêm vắc-xin Hib và Prevnar
Theo thời báo Nhật Bản, 4 trẻ em có độ tuổi từ 3 tháng đến 2 năm, đã được tiêm vắc-xin Prevnar cũng như tiêm ActHIP. Ngoài ra, 3 trong số 4 trường hợp này còn tiêm 1 mũi tổng hợp phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván vào cùng ngày. Cả 4 trẻ đã tử vong 1 ngày sau tiêm chủng và đều xảy ra trong tuần qua.
Cho đến nay, chính quyền chưa tìm thấy sự liên quan này giữa vắc-xin và các trường hợp tử vong. Một số trẻ trong nhóm này có tiền tử bệnh tật. Ủy ban An toàn sẽ họp vào hôm nay để thảo luận về các nguyên nhân gây ra tử vong.
Cả hãng Sanofi và Pfizer cho biết họ hoàn toàn hợp tác với các nhà điều tra. 2 loại vắc-xin này sẽ bị tạm đình chỉ trên toàn quốc cho tới ít nhất là sau khi cuộc họp kết thúc nhưng hãng Sanofi cũng cho biết, Bộ Y tế nước này chưa có bất cứ yêu cầu thu hồi nào.
Vắc-xin
ActHIB của hãng Sanofi-Aventis có tác dụng phòng vi rút loại
Haemophilus (Hib), một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm
màng não do vi khuẩn (bao gồm nhiễm trùng não và tủy sống). Vắc-xin của
hãng Pfizer Prevnar thìchống lại các vi khuẩn liên cầu pneumoniae, gây
nhiễm trùng phế cầu khuẩn khác nhau, bao gồm viêm tai giữa (viêm tai) và
viêm màng não do vi khuẩn.
Vắc-xin Prevnar không liên quan với các trường hợp tử vong ở châu Âu
Trong một diễn biến tương tự tại Hà Lan năm ngoái, các nhà chức trách đã không tìm thấy bất kỳ mối liên quan nào giữa vắc-xin Prevnar và 3 trường hợp trẻ sơ sinh tử vong, theo nguồn tin từ Reuters.
Nhật Bản vốn nổi tiếng là chậm tiếp nhận các loại vắc-xin điều trị bệnh sởi, quai bị và rubella nên đã gây ra 1 đợt dịch vào năm 1989, với 1.040 người mắc bệnh, trong đó có 3 người tử vong. Kể từ đó, khoảng một nửa số vắc-xin của Mỹ đã được chấp nhận tại Nhật Bản trong 2 thập kỷ qua.
Vắc-xin Hib được đưa ra châu Âu năm 1992 và được Mỹ công nhận 1 vài năm sau đó nhưng chỉ được sử dụng tại Nhật vào năm 2007. Trên 200 triệu liều ActHIB đã được tiêm cho trẻ em ở trên 120 nước. Prevnar được công nhận tại Mỹ năm 2000 nhưng chỉ được sử dụng tại Nhật từ năm 2009. Đến nay, Pfizer đã xuất hơn 360 triệu liều vắc-xin này cho hơn 100 quốc gia.
Không có Hib, tỉ lệ viêm màng não ở Nhật đã tăng từ 36% năm 1996 lên 11,7 /100.000 trẻ năm 2005, theo nghiên cứu của ĐH Chiba (Mỹ). Ở Mỹ, số trường hợp viêm màng não do Hib đã giảm 94% từ 1986 xuống 0,2/100.000 trẻ năm 1995 nhờ vắc-xin.
Từ năm 2008, ActHIB đã được tiêm cho khoảng 1,55 triệu người với khoảng 3 triệu liều tại Nhật. Pfizer Nhật Bản cũng đã bán được hơn 2 triệu liều.
Trong khi chờ điều tra về tính an toàn của vắc-xin, điều quan trọng cần nhớ là vắc-xin luôn giúp chúng ta ngăn ngừa các đợt dịch bệnh lớn.
Đánh giá bài viết
Tin liên quan
- [Khoa học] Đôi mắt đã phản bội chúng ta như thế nào? (28/05/2015)
- Nhiệt độ ở những nơi nóng và lạnh nhất thế giới (28/05/2015)
- 54 bức ảnh tuyệt đẹp về Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới (25/05/2015)
- Chế tạo thành công bê tông sinh học có thể tự chữa lành vết nứt bằng vi khuẩn (25/05/2015)
- Những hình ảnh lịch sử quý giá về ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 (02/10/2014)