Địa chỉ: 395 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Đặt hàng online: 0243 7823 009

Y học thường thức

Nhiều em nữ bị giảm thính giác

Một nghiên cứu mới cho thấy so với các em nữ thì các em nam dễ bị hơn những dấu hiệu của một dạng giảm thính giác (GTG), nhưng các em nữ cũng đang bắt kịp và sự phổ biến của máy nghe nhạc cầm tay có thể là nguyên nhân.

Các test thính giác tiến hành trên một mẫu quốc gia gồm các em nam và nữ vị thành niên cho thấy hiện có gần 17% hay 1/6 số vị thành niên thuộc cả hai giới bị GTG, có thể khiến các em khó nghe được tiếng nói và một số âm thanh có âm vực cao.

 “Số em nữ mắc chứng trên đang bắt kịp số em nam”, Elisabeth Henderson thuộc Trường Y Harvard, Boston, phát biểu với Reuters Health.

Nghiên cứu được công bố trên tờ Pediatrics không xác định nguyên nhân của GTG ở các em nữ, nhưng Henderson cho rằng có khả năng là do các em tiếp xúc với tiếng ồn to hơn.

Theo truyền thống thì các em nam dễ bị tiếp xúc hơn với tiếng ồn lớn từ máy quét lá, súng đạn hoặc máy móc sản xuất, nhưng hiện nay ngày càng nhiều trẻ vị thành niên có máy nghe nhạc cầm tay và cả hai giới đều nghe nhạc mở to qua tai nghe.

Thật vậy, các tác giả thấy rằng tỷ lệ trẻ vị thành niên cho biết có nghe nhạc mở to qua tai nghe trong 24 giờ trước đó đã tăng từ 20% vào cuối những năm 1980 đầu 1990 lên 35% trong những năm gần đây.

Henderson nói những trẻ cho biết là mới tiếp xúc thì ít có các dấu hiệu của GTG, nhưng vẫn có khả năng là nghe nhạc mở to qua máy nghe cầm tay là có tác động, và vì vậy giải thích cho tại sao các em nữ đang bắt kịp mức độ giảm thính lực của các em nam.

“Chúng ta đang thấy ngày càng có nhiều trẻ em tiếp xúc với âm nhạc giải trí”.

Để tìm hiểu xem liệu sự phổ dụng gần đây của các máy nghe nhạc cầm tay có ảnh hưởng đến thính giác của trẻ vị thành niên hay không, Henderson và cộng sự đã xem xét test thính giác của 2.519 vị thành niên trong khoảng từ năm 1988-1994 và 1.791 vị thành niên trong khoảng từ năm 2005-2006.

Họ xem xét 3 loại GTG: giảm nghe tần số thấp, có nghĩa là khó nghe thấy những âm thanh ở đầu dưới của phổ âm thanh (như nhiều phần của giọng người); giảm nghe tần số cao - ảnh hưởng đến khả năng nghe những âm vực cao hơn (như tiếng chuông báo thức hoặc tiếng bíp của lò vi sóng hoặc thậm chí là giọng nói của trẻ em); và tăng ngưỡng nghe từ tiếng ồn (NITS), có nghĩa là khó nghe thấy những âm thanh ở đoạn giữa của phổ âm thanh (có thể bao gồm giọng người và những âm thanh thuộc âm vực cao hơn từ nhạc cụ).

Các nhà nghiên cứu thấy rằng cả 3 loại GTG nói chung đều phổ biến trong nhóm vị thành niên gần đây, như cũng đã thấy trong điều tra trước.

Nhưng khi xem xét dữ liệu kỹ hơn thì họ thấy rằng nhóm các em nữ vị thành niên bị tăng tỷ lệ NITS từ 12% trong điều tra đầu lên 17% trong lần điều tra thứ hai.

Henderson cho biết một số dạng NITS là vĩnh viễn, còn một số là tạm thời. “Không thể nói trước được điều này”.

Theo Henderson, bà không ngạc nhiên khi thấy tỷ lệ GTG không tăng mặc dù hiện nay nhiều trẻ vị thành niên nghe nhạc qua tai nghe hơn. Đó là vì, ví dụ như, giảm nghe tần số cao chỉ xảy ra sau nhiều năm tiếp xúc với tiếng ồn lớn, vì vậy sẽ chưa gặp tình trạng này ở trẻ vị thành niên.   

NITS có thể trở nên phổ biến hơn khi các vị thành niên lớn lên. “Có thể những trẻ vị thành niên này khi trở thành người lớn sẽ bị GTG hơn nữa”, bà nói thêm.

Có một số việc mà trẻ vị thành niên có thể làm để bảo vệ đôi tai của mình. Ví dụ các em nên luôn đeo nút tai ở những buổi hòa nhạc ồn ào, mua loại tai nghe lọc tiếng ồn môi trường và vặn nhỏ âm lượng. “Nguyên tắc hàng đầu là phải có thể nghe thấy người khác nói với bạn cho dù bạn đang mang tai nghe”.

TS Peter Rabinowitz thuộc Trường ĐH Yale cũng nhất trí rằng tình trạng GTG tăng ở các em nữ có lẽ là hậu quả của tiếp xúc với tiếng ồn lớn. “Mô hình này khá tiêu biểu cho GTG do tiếng ồn”, ông nói.

Nhưng vẫn chưa rõ liệu âm lượng cao từ máy nghe nhạc cầm tay có phải là thủ phạm hay không. Nhiều trẻ vị thành niên nghe nhạc rất to, nhưng phần lớn các dạng GTG lại không tăng và các em nam cũng không bị NITS nhiều hơn so với trong điều tra trước.

“Nghiên cứu này không hoàn toàn chứng minh rằng nhạc to gây tổn thương sức nghe ở trẻ”,  ông nói.

Nhưng mọi chẩn đoán giảm sức nghe ở trẻ vị thành niên đều đáng quan tâm. “Chúng ta nên làm gì đó để ngăn ngừa tình trạng này”, Rabinowitz phát biểu.

Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu) Mã an toàn:   Thiet ke website pro
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
X
098 776 55 88