Địa chỉ: 395 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Đặt hàng online: 0243 7823 009

HUYẾT HỌC

Những hiểu biết cơ bản về thiếu máu 1

Thiếu máu là sự mất quân bình sinh lý giữa mất máu và bù đắp máu của cơ thể. Hay nói cách theo các nhà chuyên môn thì thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hay đơn giản hơn là giảm hemoglobin (số lượng huyết sắc tố) lưu hành ở máu ngoại vi, chính tỷ lệ hemoglobin này thể hiện chính xác nhất độ thiếu máu..

Máu được sinh ra từ tủy xương. Ở người trưởng thành hàng ngày sinh lý bình thường của cơ thể bị mất đi từ 40 - 50ml máu và tủy xương cũng sẽ tái tạo lại đủ số lượng đã mất.

Nói thiếu máu là thiếu hồng cầu. Hồng cầu có đời sống từ 100 - 120 ngày và hàng ngày khoảng 1/100 - 1/200 số lượng hồng cầu bị tiêu hủy do thực bào ở lách đó là điều kiện sinh lý bình thường.

Sự thiếu máu này dẫn đến việc máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.

Một người được coi là thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu (thành phần cơ bản của hồng cầu) thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng một môi trường sống. Huyết sắc tố chiếm 1/3 trọng lượng hồng cầu và có khoảng 300 triệu phân tử Hb trong hồng cầu.

 

Hội chứng thiếu máu gồm nhiều triệu chứng do cơ chế sinh bệnh học thiếu máu gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, do đó điều trị thiếu máu khác nhau tùy thuộc nguyên nhân.

A. Thường thì nguyên nhân thiếu máu rất rõ và thiếu máu chỉ là triệu chứng trong một bệnh cảnh đặc biệt:

- Xuất huyết.

- Nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim.

- Ngộ độc.

- Suy dinh dưỡng, tình trạng suy yếu, ung thư.

- Suy thận.

- Bệnh máu: bệnh bạch cầu, ban xuất huyết.

B. Ngoài những trường hợp rõ ràng trên, xét nghiệm chính xác về huyết học rất cần thiết:

 

- Đếm hồng cầu.

- Định lượng hemoglobin (bình thường ở đàn ông: 14 đến 15g/100ml; ở phụ nữ: 12 -13g; ở phụ nữ mang thai: 10-11g)

- Thể tích trung bình của hồng cầu: bình thường từ 85 đến 95 micromet khối do đó có:

- Thiếu máu hồng cầu bình thường;

- Thiếu máu đại hồng cầu: trên 100 micromet khối;

- Thiếu máu tiểu hồng cầu: dưới 80 micromet khối.

- Trọng tải hemoglobin (C.C.M.H) bình thường từ 32 đến 36%; do đó có:

+ Thiếu máu đẳng sắc

+ Thiếu máu giảm sắc (nhược sắc).

- Đếm hồng cầu lưới (bình thường 25.000 đến 100.000; tức 0,5 đến 2%; do đó có:

- Thiếu máu do thiếu chất sắt: chiếm đến 25-35% các trường hợp thiếu máu, xảy ra trong những trường hợp mất máu lâu ngày, như phụ nữ ra máu nhiều khi có kinh; ung thư ruột già khiến máu âm thầm chảy rỉ rả ngày này sang ngày khác, dù mắt ta không nhìn thấy...

+ Thiếu máu bình sắt

+ Thiếu máu giảm sắt

+ Thiếu máu tăng sắt;

- Do bệnh kinh niên: cũng chiếm 25-35% các trường hợp thiếu máu. Các bệnh kinh niên như bệnh thận, bệnh gan, bệnh tuyến nội tiết... lâu ngày có thể khiến ta đâm thiếu máu. 
- Tan huyết (hemolytic anemia, các hồng huyết cầu bị phá hủy) và tủy xương không tạo đủ máu: 15% các trường hợp thiếu máu.

- Bệnh myelodysplasia: 10% các trường hợp thiếu máu.

- Bệnh thalassemia (khiến hồng huyết cầu có dạng nhỏ): 5-10% các trường hợp thiếu máu.
- Các bệnh khác: 5-10% các trường hợp thiếu máu. Chẳng hạn như bệnh thiếu chất sinh tố B12, thiếu chất folate...

- Tìm dấu hiệu tan máu: bilirubin - huyết tự do;

- Đếm bạch cầu và tiểu cầu

- Tủy đồ.

Có thể phân loại bệnh thiếu máu theo cơ chế sinh bệnh học:

- Thiếu máu do mất hồng cầu quá nhiều

- Thiếu máu do hồng cầu sinh sản kém.

Phần này sẽ đi sâu hơn vào chuyên môn và bạn đọc sẽ hiểu tại sao bác sĩ chưa vội cho thuốc khi người bệnh có triệu chứng thiếu máu.

- Khi làm thêm các thử nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân gây thiếu máu, ta luôn nên thử hemoglobin (Hb) và hematocrit (Hct), reticulocyte count (đếm tế bào reticulocyte), mean corpuscular volume, và làm peripheral blood smear (xem phết máu ngoại biên).

- Hemoglobin (Hb) và hematocrit (Hct) là hai trị số biểu hiệu cho khối lượng của hồng huyết cầu (red blood cell mass), giúp ta biết có thiếu máu hay không: có thiếu máu khi Hb dưới 12 g/dl (hematocrit dưới 36%) ở phụ nữ, và dưới 14% (hematocrit dưới 41%) ở nam giới. Hai trị số hemoglobin (Hb) và hematocrit (Hct) thường đi song hành với nhau, cao cùng cao, thấp cùng thấp.

- "Reticulocyte count" (đếm tế bào reticulocyte) phản ảnh mức độ sản xuất hồng cầu mau hay chậm, cho biết tủy xương (bone marrow) đã đáp ứng ra sao trước sự thiếu máu. Nếu reticulocyte count thấp, sẽ cho ta thấy tủy xương bệnh, không sản xuất đủ các hồng cầu; ngược lại, khi trị số này cao, ta biết đang có sự thất thoát hồng cầu quá mức (như chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu đường sinh dục...), hoặc đang có hiện tượng tan huyết, hủy hoại hồng cầu bất thường trong cơ thể (vì truyền sai nhóm máu, vì dùng thuốc...)

- "Mean corpuscular volume" (MCV, đo khối lượng trung bình của hồng cầu) thường được dùng để phân loại thiếu máu: thiếu máu với hồng huyết cầu có dạng nhỏ (trị số MCV sẽ thấp, như trong trường hợp thiếu máu do thiếu chất sắt, do bệnh bẩm sinh thalassemia); thiếu máu với hồng cầu có dạng bình thường (trị số MCV bình thường, như trường hợp thiếu máu vì có bệnh kinh niên); thiếu máu với hồng cầu có dạng to (trị số MCV gia tăng, như trường hợp thiếu máu do thiếu sinh tố B12, thiếu chất folate...).

- Để tìm nguyên nhân gây thiếu máu, xem một phết máu ngoại biên dưới kính hiển vi (peripheral blood smear) cũng là điều cần thiết. Dưới kính hiển vi, ta có thể thấy hồng cầu nhỏ dạng hay to vóc, các hồng cầu cùng lứa hay to hoặc nhỏ, trông giống nhau hay tròn hoặc méo. Đồng thời, dưới kính hiển vi, ta cũng có thể xem các bạch cầu (white blood cell) và tiểu cầu (platelet, có nhiệm vụ trong sự đông máu) có bất thường không; nhiều bệnh về máu không những gây thiếu máu, còn tạo những bất thường cho bạch cầu và tiểu cầu.

- Trên là những xét nghiệm sơ khởi trên bước đường đi tìm nguyên nhân gây thiếu máu. Tùy kết quả những xét nghiệm trên, có khi còn cần thêm nhiều xét nghiệm kế tiếp nữa. Nếu cần, chúng ta sẽ nhờ đến bác sĩ chuyên khoa về huyết học (hematologist) hỗ trợ làm những xét nghiệm đặc biệt, kể cả việc sinh thiết tủy xương, rút ra chút tủy để nhuộm và xem dưới kính hiển vi (bone marrow biopsy): việc này giúp cho thấy có thiếu chất sắt trong tủy hay không, có bệnh lao hoặc ung thư ăn lan vào tủy...

 

Theo Sức Khỏe Đời Sống

Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu) Mã an toàn:   Thiet ke website pro
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
X
098 776 55 88