Địa chỉ: 395 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Đặt hàng online: 0243 7823 009

Y học thường thức

Những rào cản trong sản xuất thuốc điều trị Ebola

Sự kiện Cha Pajares, người Tây Ban Nha, công dân châu Âu đầu tiên bị nhiễm và tử vong vì virut Ebola hôm 12/8 vừa qua tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động về tốc độ lây lan và sự nguy hiểm của loài virut trên. Tính tới nay, virut Ebola đã cướp đi sinh mạng hơn 1.013 người ở Liberia, Nigeria, Sierra Leone và Cộng hòa Guinea. Ngoài ra, còn có 1.848 người khác đang mắc bệnh.

Trước nguy cơ dịch lây lan nhanh ở quy mô toàn cầu, ngày 12/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định cho phép sử dụng loại thuốc zmapp cho các bệnh nhân mắc virut Ebola nguy hiểm. Mặc dù chưa qua thử nghiệm lâm sàng trên người bệnh, nhưng đây được coi là giải pháp tạm thời hiệu quả nhất ở thời điểm hiện nay khi huyết thanh zmapp có khả năng tấn công virut Ebola.

 

Ebola đang lan tràn tại nhiều nước châu Phi. Triệu chứng của nó là các vết bóng nước trên da nạn nhân.

Zmapp là một loại huyết thanh gồm 3 kháng thể được điều chế từ lá cây thuốc lá đã biến đổi gen. Giám đốc Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm của Mỹ Anthony Fauci cho biết, các dữ liệu thu được từ thử nghiệm zmapp trên động vật nhiễm Ebola cho kết quả tích cực. Còn Viện Nghiên cứu Y học Mỹ về các bệnh truyền nhiễm (USAMRIID) cho biết, liệu pháp này đã được sử dụng thành công trên các cá thể khỉ thực nghiệm, với hiệu quả 100% nếu được dùng sau khi khỉ bị nhiễm virut 1 giờ. Tỷ lệ khỏi bệnh là 43% đối với khỉ nhiễm virut sau 104 - 120 giờ, tức là sau khi đã xuất hiện các triệu chứng bệnh. Vì thế, loại thuốc này đã được sử dụng cho hai nhân viên của Tổ chức phi Chính phủ Samaritan’s Purse (Mỹ) bị nhiễm virut Ebola tại Liberia. Cả hai người này đã đáp ứng tốt với zmapp. Tuy nhiên, zmapp lại không đáp ứng đối với bệnh nhân là nhà truyền giáo người Tây Ban Nha và ông này vẫn tử vong ngày 12/8 vừa qua.

Dù là giải pháp duy nhất hiện nay, nhưng theo các chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ, huyết thanh zmapp rất khó để sản xuất trên quy mô lớn. Điểm mấu chốt nhất vẫn là do loại huyết thanh trên chưa được thử nghiệm an toàn trên người. Và trong các trường hợp thử nghiệm nó lại cho thấy những kết quả đáp ứng khác nhau. Hiện việc điều chế loại huyết thanh này rất khó khăn và các chuyên gia y tế đang nỗ lực để mở rộng quy mô sản xuất thuốc.


Thử nghiệm vaccin Ebola

Một nguyên nhân nữa khiến việc điều chế vaccin khó khăn là dù virut này đã được phát hiện vào năm 1976, nhưng trước đây Ebola ít phổ biến, rất ít người nghiên cứu về nó và hầu như không có tài trợ cho việc nghiên cứu các loại vaccin phòng dịch. Do đó, khi dịch bùng phát mạnh tại các nước Tây Phi tháng 7 vừa qua và lan rộng ra thế giới, các trung tâm y tế toàn cầu đều có phần lúng túng.

Tuy vậy, cũng đã có tín hiệu tích cực về việc điều chế vaccin phòng bệnh Ebola vào năm 2015. Hãng tin Reuters cho biết, các thử nghiệm lâm sàng điều chế vaccin phòng ngừa virut Ebola sẽ được bắt đầu trong tháng tới và sẽ ra mắt vào năm 2015. “Chúng tôi đang nhắm đến tháng 9 để bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng, đầu tiên là ở Mỹ và chắc chắn là ở một số nước châu Phi, nơi đang có các ca bệnh” - Jean-Marie Okwo Bele, Trưởng nhóm vaccin và miễn dịch của WHO nói.

Còn người đại diện của hãng GlaxoSmithKline, công ty đang điều chế loại vaccin phòng ngừa virut Ebola cho biết: “Sẽ mất một thời gian dài mới có thể điều chế được vaccin”. Hãng này cho biết, có khả năng vaccin phòng chống virut Ebola sẽ ra mắt muộn hơn dự kiến vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016.

Trong một nỗ lực mới nhất, đặc biệt là sau ca tử vong vì Ebola đầu tiên ở châu Âu, ông Michal Kroca - Giám đốc Vụ Phòng ngừa sinh học thuộc Bộ Quốc phòng Séc cho biết, Trung tâm Phòng ngừa sinh học nước này sẵn sàng đón nhận và điều trị và cách ly bệnh nhân mắc Ebola. Về phần mình, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhóm họp với các chuyên gia y tế, các nhà khoa học để thảo luận việc sử dụng các loại thuốc thử nghiệm điều trị Ebola. Cuộc họp chính thức trên đã thảo luận về vấn đề xây dựng khung pháp lý về cách thức tiếp cận thuốc chưa được thử nghiệm. Tuy nhiên, theo giáo sư Peter Piot - người phát hiện ra virut Ebola, WHO cần thúc đẩy nhanh chóng việc đưa thuốc vào thực nghiệm “giai đoạn 1” (tức giai đoạn đánh giá phản ứng của thuốc và mức độ an toàn với những người khỏe mạnh tình nguyện).

Sự kiện Cha Pajares, người Tây Ban Nha, công dân châu Âu đầu tiên bị nhiễm và tử vong vì virut Ebola hôm 12/8 vừa qua tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động về tốc độ lây lan và sự nguy hiểm của loài virut trên. Tính tới nay, virut Ebola đã cướp đi sinh mạng hơn 1.013 người ở Liberia, Nigeria, Sierra Leone và Cộng hòa Guinea. Ngoài ra, còn có 1.848 người khác đang mắc bệnh.

Trước nguy cơ dịch lây lan nhanh ở quy mô toàn cầu, ngày 12/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định cho phép sử dụng loại thuốc zmapp cho các bệnh nhân mắc virut Ebola nguy hiểm. Mặc dù chưa qua thử nghiệm lâm sàng trên người bệnh, nhưng đây được coi là giải pháp tạm thời hiệu quả nhất ở thời điểm hiện nay khi huyết thanh zmapp có khả năng tấn công virut Ebola.

Zmapp là một loại huyết thanh gồm 3 kháng thể được điều chế từ lá cây thuốc lá đã biến đổi gen. Giám đốc Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm của Mỹ Anthony Fauci cho biết, các dữ liệu thu được từ thử nghiệm zmapp trên động vật nhiễm Ebola cho kết quả tích cực. Còn Viện Nghiên cứu Y học Mỹ về các bệnh truyền nhiễm (USAMRIID) cho biết, liệu pháp này đã được sử dụng thành công trên các cá thể khỉ thực nghiệm, với hiệu quả 100% nếu được dùng sau khi khỉ bị nhiễm virut 1 giờ. Tỷ lệ khỏi bệnh là 43% đối với khỉ nhiễm virut sau 104 - 120 giờ, tức là sau khi đã xuất hiện các triệu chứng bệnh. Vì thế, loại thuốc này đã được sử dụng cho hai nhân viên của Tổ chức phi Chính phủ Samaritan’s Purse (Mỹ) bị nhiễm virut Ebola tại Liberia. Cả hai người này đã đáp ứng tốt với zmapp. Tuy nhiên, zmapp lại không đáp ứng đối với bệnh nhân là nhà truyền giáo người Tây Ban Nha và ông này vẫn tử vong ngày 12/8 vừa qua.

Dù là giải pháp duy nhất hiện nay, nhưng theo các chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ, huyết thanh zmapp rất khó để sản xuất trên quy mô lớn. Điểm mấu chốt nhất vẫn là do loại huyết thanh trên chưa được thử nghiệm an toàn trên người. Và trong các trường hợp thử nghiệm nó lại cho thấy những kết quả đáp ứng khác nhau. Hiện việc điều chế loại huyết thanh này rất khó khăn và các chuyên gia y tế đang nỗ lực để mở rộng quy mô sản xuất thuốc.

Một nguyên nhân nữa khiến việc điều chế vaccin khó khăn là dù virut này đã được phát hiện vào năm 1976, nhưng trước đây Ebola ít phổ biến, rất ít người nghiên cứu về nó và hầu như không có tài trợ cho việc nghiên cứu các loại vaccin phòng dịch. Do đó, khi dịch bùng phát mạnh tại các nước Tây Phi tháng 7 vừa qua và lan rộng ra thế giới, các trung tâm y tế toàn cầu đều có phần lúng túng.

Tuy vậy, cũng đã có tín hiệu tích cực về việc điều chế vaccin phòng bệnh Ebola vào năm 2015. Hãng tin Reuters cho biết, các thử nghiệm lâm sàng điều chế vaccin phòng ngừa virut Ebola sẽ được bắt đầu trong tháng tới và sẽ ra mắt vào năm 2015. “Chúng tôi đang nhắm đến tháng 9 để bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng, đầu tiên là ở Mỹ và chắc chắn là ở một số nước châu Phi, nơi đang có các ca bệnh” - Jean-Marie Okwo Bele, Trưởng nhóm vaccin và miễn dịch của WHO nói.

Còn người đại diện của hãng GlaxoSmithKline, công ty đang điều chế loại vaccin phòng ngừa virut Ebola cho biết: “Sẽ mất một thời gian dài mới có thể điều chế được vaccin”. Hãng này cho biết, có khả năng vaccin phòng chống virut Ebola sẽ ra mắt muộn hơn dự kiến vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016.

Trong một nỗ lực mới nhất, đặc biệt là sau ca tử vong vì Ebola đầu tiên ở châu Âu, ông Michal Kroca - Giám đốc Vụ Phòng ngừa sinh học thuộc Bộ Quốc phòng Séc cho biết, Trung tâm Phòng ngừa sinh học nước này sẵn sàng đón nhận và điều trị và cách ly bệnh nhân mắc Ebola. Về phần mình, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhóm họp với các chuyên gia y tế, các nhà khoa học để thảo luận việc sử dụng các loại thuốc thử nghiệm điều trị Ebola. Cuộc họp chính thức trên đã thảo luận về vấn đề xây dựng khung pháp lý về cách thức tiếp cận thuốc chưa được thử nghiệm. Tuy nhiên, theo giáo sư Peter Piot - người phát hiện ra virut Ebola, WHO cần thúc đẩy nhanh chóng việc đưa thuốc vào thực nghiệm “giai đoạn 1” (tức giai đoạn đánh giá phản ứng của thuốc và mức độ an toàn với những người khỏe mạnh tình nguyện).

                                                                                                                                                                                  Maika 

Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu) Mã an toàn:   Thiet ke website pro
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
X
098 776 55 88