Địa chỉ: 395 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Đặt hàng online: 0243 7823 009

Y học thường thức

Sản xuất VLXD trong môi trường WTO: Cốt yếu là hạ giá thành và tìm hướng xuất khẩu

(HNM) - Lượng hàng hoá của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng hiện nay tồn đọng khá lớn và đã trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp (DN) trong việc quay vòng vốn.

 

Sản xuất gạch phục vụ xây dựng trên dây chuyền hiện đại tại Cty đầu tư xây dựng và sản xuất vật liệu Cầu Đuống. Ảnh: D.Khánh

Tính đến cuối năm 2006, sản phẩm ceramic có tổng khối lượng tồn kho lên tới 4 triệu mét vuông, sản phẩm granít 3 triệu mét vuông, kính xây dựng hơn 9 triệu mét vuông, sứ vệ sinh khoảng 700.000 sản phẩm. Phần lớn số hàng tồn đọng này đã lạc hậu về mẫu mã.

Một điểm yếu khác của lĩnh vực sản xuất VLXD là khả năng cạnh tranh không cao. Trong khi các sản phẩm gạch ốp lát cao cấp, sứ vệ sinh và kính xây dựng tồn đọng lớn thì   nhiều sản phẩm VLXD khác, tuy có đa dạng về chủng loại, nhưng công suất thấp, ít mẫu mã đẹp, hạn chế trong việc tiếp nhận bí quyết công nghệ. Mặt khác, thị trường tiêu thụ rất nhỏ, sức cạnh tranh của sản phẩm thua xa sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Điển hình như tôn mạ màu, ống cấp nước, đá ốp lát, kính dán an toàn...

Theo Bộ Xây dựng, mặc dù năm 2006 lĩnh vực sản xuất VLXD đã bước đầu có kết quả tương đối khả quan, các sản phẩm chủ lực đều tăng trưởng so với năm trước (sứ vệ sinh tăng trưởng 20%, thép xây dựng tăng 13%, gạch chịu lửa tăng 2,4%...), song lợi nhuận thu được từ sản xuất-tiêu thụ VLXD nhìn chung vẫn rất thấp và chưa thoát ra khỏi khó khăn.

Theo các chuyên gia, trong quá trình hội nhập, ngành VLXD nước ta phải đối mặt với không ít thách thức, mà trước hết là khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại. Các sản phẩm VLXD nhập khẩu có ưu thế ở sự đa dạng về chủng loại, giá thành sản phẩm rẻ do sản xuất với sản lượng lớn, chi phí sản xuất thấp do suất đầu tư nhỏ, các yếu tố đầu vào   ổn định. Chưa kể công nghệ sản xuất hiện đại... Trong khi các nhà máy của Việt Nam phần lớn vốn đầu tư là vay ngân hàng, do đó phải trả nợ gốc và lãi lớn khiến giá thành sản phẩm cao.

Ngoài ra, các DN nước ngoài có kinh nghiệm bán hàng và nghiên cứu thị trường. Khi hàng rào thuế quan của Việt Nam được dỡ bỏ, nhiều nhà đầu tư   nước ngoài có tiềm lực kinh tế, có kỹ thuật, công nghệ cao nhảy vào thị trường Việt Nam, vì vậy, khả năng các DN trong nước mất thị phần, thị trường ngay trên sân nhà là điều sẽ xảy ra.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, không có cách gì khác là các   DN phải tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm-Ông Nguyễn Thế Cường, Tổng giám đốc Cty Thạch Bàn Viglacera khẳng định. Cũng theo ông Cường,   DN phải củng cố lại sản xuất, giảm chi phí cho lao động, vật tư. Bên cạnh đó, DN chủ động nghiên cứu công nghệ mới, sản phẩm mới có chất lượng, có hiệu quả kinh tế cao. Một bài học được rút ra từ Cty Thạch Bàn là nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, sử dụng nhiên liệu trong nước rẻ tiền hơn cho dây chuyền sản xuất nhập của nước ngoài để hạ giá thành sản phẩm.

Biện pháp khác cũng cần được các DN chú ý là công tác nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu và giữ vững thị phần. Không chỉ tập trung vào một sản phẩm chính, nhiều   DN đã từng bước triển khai đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết kế, xây dựng dân dụng... Thông qua các hiệp hội ngành nghề, các   DN   nên   tăng cường hợp tác và tìm hướng xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường lớn.

Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu) Mã an toàn:   Thiet ke website pro
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
X
098 776 55 88