Địa chỉ: 395 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Đặt hàng online: 0243 7823 009

Y học thường thức

Tác dụng làm thuốc của sơn trà

Sơn trà có các tên khác là “sơn lý hồng” hay “quả hồng”. Sơn trà là loại cây bụi rụng lá thuộc họ tường vi, họăc cây gỗ nhỏ.

Sơn trà khi chín hái về phơi khô, gọi là sơn trà sống. Nếu dùng lửa hong khô xém vỏ ngoài, gọi là sơn trà sao. Nếu đốt thành dạng than dùng để dành gọi là than sơn trà. Ruột sơn trà chín thường được dùng nhiều để chữa bệnh đường tiêu hoá. Những người ăn không ngon miệng, viêm dạ dày, suy nhược, bệnh động mạch vành tim nên ăn.

Bánh sơn trà, liên nhục, qua tiêu:

Nguyên liệu: Qua tiêu sao vàng 150g, thần khúc sao 12g, liên nhục bỏ tâm, hấp chín 12g, sa nhân sao 6g, màng mề gà sao 3g, gạo tẻ rang chín lượng thích hợp, đường trắng nửa cân.

Chế biến: Ngoài đường trắng ra, các vị thuốc khác đều tán thành bột. Thêm nước vào đường trắng, đun lên  thành nước đường đặc, cho bột vào trộn đều, ép và cắt thành hình sử dụng tùy ý.

Tác dụng: Bổ tỳ tiêu thực thích hợp với chứng tì hư dẫn đến đi tả.

Bột sơn trà thuật hương gạo:

Nguyên liệu: Sơn trà 30g, thương thuật 10g, mộc hương 5g, gạo tẻ hoặc sơn dược vừa đủ.

Chế biến: Các vị thuốc nghiền thành bột mịn mỗi lần dùng từ 6-10g, dùng cùng nước gạo hoặc nước sơn trà, mỗi ngày 3 lần.

Tác dụng: Thích hợp với chứng tả do khó tiêu, đầy bụng.

Đồ uống bằng sơn trà, tam thất:

Nguyên liệu: Sơn trà sống 15g, tam thất 3g.

Chế biến: Ngâm với nước sôi trong vòng nửa tiếng, uống thay trà, mỗi ngày một thang, dùng liền vài ngày.

Tác dụng: Tiêu ứ, hoạt lạc, giảm đau, thích hợp với các chứng bệnh ở động mạch vành, ứ tắc kinh lạc tim.

Trà giảm mỡ:

Nguyên liệu: Lá sen khô 60g, sơn sống 10g, ý dĩ sống 10g, lá lạc 15g, vỏ quýt 5g, lá trà 60g.

Chế biến: các vị thuốc nghiền thành bột, ngâm với nước sôi, uống thay trà.

Tác dụng: Tỉnh tỳ, tiêu thấp, giảm mỡ béo, thích hợp với chứng mỡ trong máu, người thừa cân béo phì, tức ngực chóng mặt, dạ dày đau, buồn nôn, lưỡi sưng to, chất lưỡi nhờn, mạch căng trơn.

Trà cải lão hoàn đồng:

Nguyên liệu: Trà ô long 3g, hòe giác 10g, hà thủ ô 30g, vỏ bí đao 18g, ruột sơn trà 15g.

Chế biến: Hòe giác, hà thủ ô, vỏ bí đao, ruột sơn trà sắc với nước vôi trong, ngâm trà ô long, uống thay nước.

Tác dụng: Hạ mỡ trong máu, tăng cường tính đàn hồi cho huyết quản và có tác dụng phòng bệnh.

Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu) Mã an toàn:   Thiet ke website pro
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
X
098 776 55 88