Y học thường thức
Triển lãm Quốc tế về công nghiệp chất dẻo, chế biến gỗ và trang thiết bị nội ngoại thất
Triển lãm trên sẽ diễn ra từ ngày 1- 4/12 tại Trung tâm Triển lãm Giảng
Võ - Hà Nội do Công ty Quảng cáo và Hội chợ Thương mại- Vinexad (Bộ
Thương Mại) phối hợp với Viện nghiên cứu Chính sách Công nghiệp- IPSI
(Bộ Công nghiệp) tổ chức.
TGĐ Nguyễn Khắc Luận đang phát biểu trong buổi họp báo.
Ông Nguyễn Khắc Luận- TGĐ Công ty Vinexad cho biết: " Đây là Hội chợ Triển lãm Quốc tế lần thứ 3 về Sản phẩm và Công nghiệp chất dẻo Việt Nam (VietPlas 2004) và là lần đầu tiên về: Đồ gỗ và Công nghiệp chế biến gỗ ( VietWood 2004 ) và Vật liệu hoàn thiện và Trang thiết bị nội ngoại thất ( Vietnam In-Exteriors 2004 ). Ban Tổ chức triển lãm quyết định đã chọn 3 ngành hàng trên là những ngành hàng mà thị trường hiện nay đang diễn ra rất sôi động, ngày càng đáp ứng tốt không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước mà còn là những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Hội chợ triển lãm được tổ chức nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, thu hút đầu tư, trao đổi công nghệ và tăng cường xúc tiến thương mại, phù trợ các chính sách của nhà nước phát triển chuyên ngành".
"Về ngành công nghiệp chất dẻo: Đây là ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao trong suốt hơn thập kỷ qua bình quân mỗi năm tăng trưởng 25 - 30%, phát triển cả về số lượng và chất lượng đã làm thay đổi hẳn bộ mặt hàng tiêu dùng trong nước. Các doanh nghiệp Nhựa của VN tham gian triển lãm lần này với mong muốn có cơ hội tiếp xúc với đối tác để trao đổi công nghệ, liên doanh, liên kết hiện đại hoá dây chuyền sản xuất nhằm trong thời gian tới sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý đủ để cạnh tranh từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới "- Bà Hoàng Thị Liên, Viện phó Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp (Bộ Công nghiệp) đã phát biểu như vậy.
Với mặt hàng đồ gỗ và công nghiệp chế biến gỗ, năm 2004 là năm gặt hái thành công của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay (đạt trên 1 tỷ USD). Tuy nhiên để duy trì mức tăng trưởng và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp đồ gỗ của Việt Nam rất cần đến công nghệ mới xử lý gỗ và chế biến gỗ và họ hy vọng rằng qua triển lãm này sẽ có cơ hội tốt trong việc liên doanh liên kết, trao đổi công nghệ, thu hút đầu tư, cung cấp vật liệu, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .
Thị trường sôi động nhất ở Việt Nam hiện nay là ật liệu hoàn thiện và trang thiết bị nội ngoại thất, đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng trong nước và một phần dành cho xuất khẩu. Tuy nhiên trước những thách thức to lớn khi mà Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm mục tiêu chính là trụ vững được trên sân nhà và từng bước nâng dần số lượng xuất khẩu ra thị trường thế giới. Vì vậy các doanh nghiệp tham gia triển lãm lần này mong muốn tìm được đối tác nước ngoài nhằm tìm kiếm cơ hội hiện đại hoá dây chuyền công nghệ sản xuất, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu.
Đến nay, qui mô của triển lãm đã đạt trên 3000 m 2 trưng bầy với sự tham gia của 80 đơn vị hàng đầu của Việt Nam cũng như các liên doanh sản xuất với 150 gian hàng của: TCT Lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR), Cty gốm xây dựng Hạ Long, Cty gạch Long Hầu, Cty Phú Mỹ, một số Cty sản xuất gỗ xuất khẩu, Cty liên doanh TOTO Việt Nam, Cty Cửa sổ nhựa Châu Âu (EuroWindow), Cty Nhựa Hà nội... và nhiều gian hàng các công ty của nước ngoài đến từ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Đức, Đài Loan ...
Các sản phẩm trưng bầy giới thiệu tại triển lãm rất đa dạng như với: Sản phẩm chất dẻo ( là các mặt hàng tiêu dùng từ nhựa và cao su, nhựa công nghiệp, nhựa kỹ thuật, vật liệu xây dựng...). Thiết bị máy móc (máy ép phun, máy đùn thổi, các thiết bị chế biến...); Đồ gỗ (đồ gỗ dân dụng và trang trí, sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ, sản phẩm gỗ xẻ sản phẩm chế biến từ song - mây - tre - trúc); Công nghệ chế biến gỗ (máy móc chế biến gỗ các loại, công nghệ và thiết bị xử lý gỗ, xử lý bề mặt, máy móc chuyên dụng cho gia công); Vật liệu hoàn thiện xây dựng (trang trí bề mặt, gạch ốp lát các loại, đá ốp lát tự nhiên và nhân tạo): Trang thiết bị nội, ngoại thất (sứ vệ sinh các loại, bồn tắm, thiết bị cấp thoát nước...).
Theo Ban Tổ chức dự kiến số lượng khách đến tham quan và giao dịch tại triển lãm khoảng 50.000 lượt.Trong khuôn khổ của triển lãm các doanh nghiệp trong và ngoài nước còn tự tổ chức các buổi toạ đàm trao đổi, giới thiệu sản phẩm trong các lĩnh vực chuyên ngành .
TGĐ Nguyễn Khắc Luận đang phát biểu trong buổi họp báo.
Ông Nguyễn Khắc Luận- TGĐ Công ty Vinexad cho biết: " Đây là Hội chợ Triển lãm Quốc tế lần thứ 3 về Sản phẩm và Công nghiệp chất dẻo Việt Nam (VietPlas 2004) và là lần đầu tiên về: Đồ gỗ và Công nghiệp chế biến gỗ ( VietWood 2004 ) và Vật liệu hoàn thiện và Trang thiết bị nội ngoại thất ( Vietnam In-Exteriors 2004 ). Ban Tổ chức triển lãm quyết định đã chọn 3 ngành hàng trên là những ngành hàng mà thị trường hiện nay đang diễn ra rất sôi động, ngày càng đáp ứng tốt không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước mà còn là những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Hội chợ triển lãm được tổ chức nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, thu hút đầu tư, trao đổi công nghệ và tăng cường xúc tiến thương mại, phù trợ các chính sách của nhà nước phát triển chuyên ngành".
"Về ngành công nghiệp chất dẻo: Đây là ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao trong suốt hơn thập kỷ qua bình quân mỗi năm tăng trưởng 25 - 30%, phát triển cả về số lượng và chất lượng đã làm thay đổi hẳn bộ mặt hàng tiêu dùng trong nước. Các doanh nghiệp Nhựa của VN tham gian triển lãm lần này với mong muốn có cơ hội tiếp xúc với đối tác để trao đổi công nghệ, liên doanh, liên kết hiện đại hoá dây chuyền sản xuất nhằm trong thời gian tới sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý đủ để cạnh tranh từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới "- Bà Hoàng Thị Liên, Viện phó Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp (Bộ Công nghiệp) đã phát biểu như vậy.
Với mặt hàng đồ gỗ và công nghiệp chế biến gỗ, năm 2004 là năm gặt hái thành công của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay (đạt trên 1 tỷ USD). Tuy nhiên để duy trì mức tăng trưởng và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp đồ gỗ của Việt Nam rất cần đến công nghệ mới xử lý gỗ và chế biến gỗ và họ hy vọng rằng qua triển lãm này sẽ có cơ hội tốt trong việc liên doanh liên kết, trao đổi công nghệ, thu hút đầu tư, cung cấp vật liệu, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .
Thị trường sôi động nhất ở Việt Nam hiện nay là ật liệu hoàn thiện và trang thiết bị nội ngoại thất, đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng trong nước và một phần dành cho xuất khẩu. Tuy nhiên trước những thách thức to lớn khi mà Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm mục tiêu chính là trụ vững được trên sân nhà và từng bước nâng dần số lượng xuất khẩu ra thị trường thế giới. Vì vậy các doanh nghiệp tham gia triển lãm lần này mong muốn tìm được đối tác nước ngoài nhằm tìm kiếm cơ hội hiện đại hoá dây chuyền công nghệ sản xuất, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu.
Đến nay, qui mô của triển lãm đã đạt trên 3000 m 2 trưng bầy với sự tham gia của 80 đơn vị hàng đầu của Việt Nam cũng như các liên doanh sản xuất với 150 gian hàng của: TCT Lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR), Cty gốm xây dựng Hạ Long, Cty gạch Long Hầu, Cty Phú Mỹ, một số Cty sản xuất gỗ xuất khẩu, Cty liên doanh TOTO Việt Nam, Cty Cửa sổ nhựa Châu Âu (EuroWindow), Cty Nhựa Hà nội... và nhiều gian hàng các công ty của nước ngoài đến từ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Đức, Đài Loan ...
Các sản phẩm trưng bầy giới thiệu tại triển lãm rất đa dạng như với: Sản phẩm chất dẻo ( là các mặt hàng tiêu dùng từ nhựa và cao su, nhựa công nghiệp, nhựa kỹ thuật, vật liệu xây dựng...). Thiết bị máy móc (máy ép phun, máy đùn thổi, các thiết bị chế biến...); Đồ gỗ (đồ gỗ dân dụng và trang trí, sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ, sản phẩm gỗ xẻ sản phẩm chế biến từ song - mây - tre - trúc); Công nghệ chế biến gỗ (máy móc chế biến gỗ các loại, công nghệ và thiết bị xử lý gỗ, xử lý bề mặt, máy móc chuyên dụng cho gia công); Vật liệu hoàn thiện xây dựng (trang trí bề mặt, gạch ốp lát các loại, đá ốp lát tự nhiên và nhân tạo): Trang thiết bị nội, ngoại thất (sứ vệ sinh các loại, bồn tắm, thiết bị cấp thoát nước...).
Theo Ban Tổ chức dự kiến số lượng khách đến tham quan và giao dịch tại triển lãm khoảng 50.000 lượt.Trong khuôn khổ của triển lãm các doanh nghiệp trong và ngoài nước còn tự tổ chức các buổi toạ đàm trao đổi, giới thiệu sản phẩm trong các lĩnh vực chuyên ngành .
Đánh giá bài viết
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
Tin liên quan
- Top những việc cần làm ngay khi bị chó/mèo cắn? (11/06/2024)
- Uống cà phê mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson (17/10/2023)
- Bước đột phá mới trong việc chế tạo chân giả điều khiển bằng ý nghĩ tiềm thức (28/05/2015)
- Đậu nành không ảnh hưởng sức khỏe sinh lý nam (25/05/2015)
- [Infographic] Tuổi thọ trung bình trên thế giới (25/05/2015)