Tin tức - Sự kiện
1 trường hợp mắc đậu mùa khỉ mới được phát hiện ở TPHCM
TPHCM ghi nhận ca đậu mùa khỉ thứ 4 trên tổng 5 trường hợp trong cả nước vào trưa 1/10. Người bệnh được phát hiện này cư trú tại huyện Bình Chánh, TPHCM và đang được cách ly theo dõi.
Lịch sử bệnh đậu mùa khỉ
Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus đậu mùa khỉ (thuộc giống (Orthopoxvirus trong họ Poxviridae) vốn đã bị xóa sổ vào những năm 1980. Đây là bệnh hiếm gặp ở người, nhưng đã và đang bùng phát ở gần 80 quốc gia trên thế giới với diễn biến vô cùng phức tạp.
Nguyên nhân gây đậu mùa khỉ là Monkeypox virus thuộc họ Poxviridae
Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu vào năm 1958 với hai đợt bùng phát của một bệnh giống đậu mùa (Smallpox). Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở người vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Vào ngày Ngày 28/11/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông báo đổi tên tiếng Anh của bệnh đậu mùa khỉ từ "monkeypox" thành "mpox" nhằm tránh những hiểu lầm liên quan đến tên cũ.
Tại Việt Nam, Mpox là bệnh truyền nhiễm nhóm B. Ngay từ khi phát hiện ca Mpox xâm nhập từ nước ngoài đầu tiên, Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) và các bệnh viện, phòng khám… triển khai các hoạt động giám sát và truyền thông để phòng chống sự lây lan của bệnh.
Ca đậu mùa khỉ thứ 4 được phát hiện ở Hồ Chí Minh
Ngày 28/9/2023, một bệnh nhân nam (34 tuổi) đến khám tại Bệnh viện Da liễu với những dấu hiệu bị nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ (Mpox). Mẫu xét nghiệm sau khi lấy được bệnh viện gửi tới Viện Pasteur TPHCM. Và sau đó một ngày, xét nghiệm cho kết quả bệnh nhân dương tính với virus Mpox và hiện đang cách ly điều trị.
Người bệnh đậu mùa khỉ cần được cách ly theo dõi
Sau khi có kết quả mắc Mpox, HCDC đã ngay lập tức tiến hành điều tra tiền sử đi lại, lập danh sách những người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong vòng 21 ngày trước khi bệnh khởi phát. Theo điều tra dịch tễ thời gian gần đây, bệnh nhân thường trú tại huyện Bình Chánh, chưa ghi nhận yếu tố tiếp xúc với người nước ngoài hoặc đi nước ngoài. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh Mpox, bệnh nhân đã thông báo cho những người tiếp xúc gần.
Người tiếp xúc gần với bệnh nhân đang thực hiện tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 21 ngày và báo ngay cho trạm Y tế nếu có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh. Bên cạnh đó, người ở chung với bệnh nhân cũng được hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn toàn bộ căn nhà, phòng và các vật dụng cá nhân của bệnh nhân.
Hiện nay, những người tiếp xúc đang có sức khỏe bình thường, chưa ghi nhận dấu hiệu mắc bệnh. HCDC vẫn tiếp tục điều tra, theo dõi sức khỏe của bệnh nhân và những người tiếp xúc.
Ngành y tế TPHCM khuyến cáo người dân cần liên hệ các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị đúng nếu phát hiện bản thân hay người xung quanh có triệu chứng bị nghi ngờ mắc bệnh Mpox. Người bị bệnh cần chú ý tuân thủ hướng dẫn của các nhân viên y tế trong chăm sóc điều trị cho bản thân, giảm thiểu biến chứng cũng như nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm.
Đánh giá bài viết
Tin liên quan
- Dược phẩm Đa Phúc khám, cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 500 người dân tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh (17/07/2024)
- Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (24/06/2024)
- Bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm và Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (13/06/2024)
- Nguồn nhân lực y dược cổ truyền chất lượng cao cần phát triển gắn với nhu cầu thực tiễn (27/05/2024)
- Bộ Y tế tổ chức buổi lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 (20/05/2024)