Địa chỉ: 395 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Đặt hàng online: 0243 7823 009

NỘI TIẾT

Đái tháo đường

Phân loại

Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.

- Loại 1 (Typ 1)

Chỉ có khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường thuộc loại này ( loại 1 ), phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<20T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton. Những triệu chứng điển hình của Bệnh tiểu đường loại 1 là : ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều ), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.

- Loại 2 (Typ 2)

Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên.

Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ, bệnh nhân nam bị liệt dương.

Triệu chứng:

Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ( loại 1 ) ở trẻ nhỏ. Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).

Các triệu chứng tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thường thấy ở cả hai loại. Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mãng trắng.

Chẩn đoán Chẩn đoán Đái tháo đường thường sử dụng phương pháp định lượng đường máu huyết tương: – Đường máu lúc đói ≥ 126mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp. – Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200mg/dl (≥ 11,1 mmol/l). Test này được thực hiện như sau: – Điều kiện: ăn 3 ngày liền đủ lượng carbonhydrat (> 200g/ngày), không dùng thuốc làm tăng đường máu, đường máu lúc đói bình thường, không bị stress.

- Thực hiện: nhịn đói 12 giờ, uống 75 gam đường glucose trong 250ml nước (không nóng – không lạnh). Định lượng đường máu sau 2 giờ.

- Đọc kết quả:

+ Nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥11,1mmol/l: chẩn đoán ĐTĐ;

+ Nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥7,8 mmol/l nhưng < 11,1 mmol/l: những người này được xếp loại giảm dung nạp đường glucose.Người mắc giảm dung nạp đường glucose không những có nguy cơ cao tiến triển thành ĐTĐ sau này, mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tim-mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Biến chứng

  • Toan xêtôn do đái tháo đường
  • Suy thận
  • Bệnh võng mạc
  • Hoại thư
  • Nhiễm khuẩn

Điều trị

Lối sống và thái độ ăn uống

Chế độ ăn tốt cho bất kỳ người tiểu đường cũng cần thoả mãn các yếu tố cơ bản sau:

  • Đủ chất Đạm – Béo – Bột – Đường – Vitamin – Muối khoáng – Nước với khối lượng hợp lý.
  • Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
  • Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
  • Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
  • Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
  • Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận …
  • Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc của bản thân và gia đình.
    Đơn giản và không quá đắt tiền.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

Thuốc điều trị

- Thuốc dùng cho Đái tháo đường loại 1:

Insulin. Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra 03 nhóm:

Insulin tác dụng nhanh: gồm Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm
Insulin tác dụng trung bình: Isophan Insulin, Lente Insulin
Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm
Insulin được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thuộc Typ1, nó chỉ dùng cho bệnh nhân đái tháo đường typ2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả

Phản ứng phụ của Insulin: Dị ứng (sau khi tiêm lần đầu hoặc nhiều lần tiêm), hạ Glucose máu (thường gặp khi tiêm quá liều), Phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau, cứng vùng tiêm).Do gây rối loạn chuyển hóa mỡ tại vùng tiêm, tăng sinh mỡ dễ gây u mỡ, giảm sẽ gây xơ cứng (khó tiêm, đau)

- Thuốc dùng cho Đái tháo đường loại 2:

Các dẫn xuất của Sulfonylure, chia làm 02 nhóm:

  • Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm – Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid
  • Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm – Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid
  • Phản ứng phụ khi dùng: hạ Glucose máu, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, tan máu, mất bạch cầu hạt.

Chữa bệnh bằng Đông y:

- Ngoài phương pháp điều trị quen thuộc là tiêm insulin hoặc tiêm thuốc kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, gần đây các nhà khoa học trong và ngoài nước đang nghiên cứu theo xu hướng điều trị từ gốc, giúp cơ thể củng cố và tự  sửa chữa các tế bào bị tổn thương giúp hồi phục khả năng sản sinh insulin nội sinh, sửa chữa những tổn thương ở màng tế bào giúp tăng khả năng dung nạp. Các dược liệu cũng rất được quan tâm vì có tác dụng ổn định bệnh và chống biến chứng tốt.

Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu) Mã an toàn:   Thiet ke website pro
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
X
098 776 55 88