Thành tựu y học
Đột phá Y học: Khi đầu đọc DVD có thể chẩn đoán HIV
Đối với y học, khi giải pháp ra đời, đó mới chỉ là một nửa chặng đường chiến đấu chống lại bệnh tật. Lấy ví dụ với bệnh bạch hầu, ngay cả khi phát minh ra một phương thuốc chữa trị, bạn vẫn chưa chiến thắng. Bạn cần tiến hành thử nghiệm hàng nghìn lần trên động vật trước khi sử dụng với cơ thể người, và ngay cả khi đó, hàng tá rủi ro vẫn đang rình rập. Với bạch hầu, đó là trận chiến với cả những khoảng cách địa lý, với những hủ tục chưa thể được loại trừ và với cả một nguồn kinh phí khổng lồ. Chỉ đến khi vaccine ra đời, khi phương thuốc chữa trị có thể được sản xuất hàng loạt với giá rẻ, nhân loại mới có một bước tiến lớn trong trận chiến này.
Cuộc chiến với HIV cũng đang trải qua giai đoạn tương tự. Y học hiện đại cần khoảng 15 năm để biến HIV từ một án tử hình thành một căn bệnh mạn tính, và thêm 10 năm nữa để làm chậm sự tiến triển của bệnh. Chỉ một vài năm qua, thông tin về việc người đầu tiên được chữa khỏi hoàn toàn HIV và việc phương thuốc phòng chống HIV ra đời đã cho thấy rất nhiều tín hiệu tích cực trong trận chiến với căn bệnh này – nhưng tại sao nhân loại vẫn phải đón nhận hàng triệu ca AIDS tử vong mỗi năm? Đây là câu trả lời: Chúng ta vẫn chưa thể đưa liều thuốc phòng và điều trị này đến từng người một.
Đây là sự thực. Điều này diễn ra ngay cả ở Hoa Kỳ, một quốc gia có nền y học phát triển vào bậc nhất trên thế giới, chứ chưa nói đến những quốc gia nghèo nàn lạc hậu ở châu Phi. Bất chấp những tiến bộ từng ngày của Y học trong công cuộc phòng và điều trị HIV, nhân loại vẫn phải tiếp nhận 2.5 triệu ca nhiễm mới mỗi năm. Các tổ chức y tế đã làm tất cả những gì có thể với nguồn lực họ được cung cấp. Nếu muốn xóa sổ hoàn toàn HIV, nhân loại cần nhiều hơn một phương thuốc chữa trị.
Chẩn đoán có lẽ là công đoạn khó khăn nhất trong cuộc chiến này, nhưng phát hiện và điều trị sớm HIV lại có tiếng nói quyết định trong việc duy trì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. So sánh với việc điều trị, chẩn đoán có lẽ sẽ dễ dàng hơn, nhưng để áp dụng trên quy mô lớn, đây thực sự là một rào cản đáng ngại. Vẫn chưa có một xét nghiệm nào có thể nhanh chóng kiểm tra hết được hàng nghìn người.
Một phát minh mới được công bố trong tháng qua đã nhanh chóng giải quyết vấn đề này, khi một chiếc đầu đọc DVD, với vài cải tiến đơn giản, có thể làm được một xét nghiệm rất nhanh và chính xác với HIV cùng nhiều căn bệnh khác.
Công nghệ này sử dụng ba cải tiến cơ bản. Thứ nhất, một loại điốt điện quang mới được sử dụng, chúng sẽ đóng vai trò thu thập những thông tin cần thiết. Thông tin chi tiết về loại điốt điện quang này vẫn chưa được công bố, nhưng chúng sẽ có giá thành không quá đắt và rất dễ sử dụng. Thứ hai, chiếc đầu DVD sẽ được cài đặt một phần mềm thí nghiệm đơn giản. Và cuối cùng, chúng ta cần một chiếc đĩa được thiết kế đặc biệt cho từng loại bệnh, sử dụng một lần với nhiều lớp. Đối với HIV, chiếc đầu đọc DVD này sẽ thu thập thông tin về các tế bào T CD4+, và sử dụng chúng để nhanh chóng chẩn đoán bệnh.
Đây dĩ nhiên chưa phải là công cụ vàng trong chẩn đoán HIV, và nó cũng chưa có khả năng phát hiện ra HIV trong giai đoạn sớm, tuy nhiên, chiếc đầu đọc này có thể nhận biết được sự sụt giảm của các tế bào TCD4+ trong hàng tháng trời trước khi người bệnh tự nhận biết thấy bất cứ bất thường nào trong người.
Không chỉ giới hạn ở HIV, phương thức chẩn đoán này hứa hẹn rất nhiều tiến triển đối với nhiều căn bệnh khác. Hãy thử tưởng tượng về sự thay đổi chóng mặt này – một xét nghiệm chỉ tốn 30’ và 200 đô, thay cho hàng loạt xét nghiệm trong 6 tháng với giá 25.000 đô? Y học sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ cải tiến đó.
Tham khảo: Extremetech
Đánh giá bài viết
+ Phản ánh của bạn đọc về bài viết:
Tin liên quan
- Siêu máy tính Blue Waters - vũ khí mới trong công cuộc ngăn chặn virus HIV (01/10/2014)
- Những phát minh "cười vỡ bụng" được nhận giải Ig Nobel 2014 (01/10/2014)
- Tìm ra nguyên nhân lý giải khuôn mặt con người không ai giống ai (01/10/2014)
- Bao cao su đầu tiên trên thế giới có thể tiêu diệt virus HIV (01/10/2014)
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn miễn phí (21/08/2014)