Thành tựu y học
Tìm ra nguyên nhân lý giải khuôn mặt con người không ai giống ai
Dân số thế giới hiện nay là hơn 7 tỷ người. Thế nhưng có một thực tế phải thừa nhận: đó là trong số đó ta không thể tìm được hai khuôn mặt giống nhau y như đúc, dẫu có là anh chị em sinh đôi.
Sau khi tiến hành nhiều nghiên cứu trong nhiều năm, các nhà khoa học thuộc ĐH California Berkeley (Mỹ) đã tìm ra nguyên nhân lý giải vì sao khuôn mặt của chúng ta không ai giống ai - đó là do sự tiến hóa.
Để đưa ra được kết luận này, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu và phân tích 1.000 bộ gene kết hợp so sánh với đặc điểm cơ thể của các đối tượng khác nhau. Các chuyên gia mong muốn sẽ nhìn thấy sự tương quan giữa gene người và sự khác nhau kể trên.
Tuy nhiên, kết quả là gene di truyền có ảnh hưởng nhất định tới các đặc điểm trên cơ thể như chiều cao, cân nặng… song việc tác động để hình thành khuôn mặt thì không theo bất kì quy luật nhất định nào.
Các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu và nhận thấy rằng, lời giải thực sự nằm ở quá trình tiến hóa mà con người trải qua. Trong đó, các đặc điểm giúp con người sinh tồn tốt hơn sẽ được giữ lại và phát triển.
Sự khác nhau trong khuôn mặt giữa người với người là một đặc điểm như vậy. Nó giúp chúng ta phân biệt được các cá thể khác nhau cùng loài, giống như đặc điểm đánh hơi ở loài chó hay tiếng gọi của chim cánh cụt khi tìm người thân vậy.
Cụ thể, nhờ sự riêng biệt của mỗi khuôn mặt, con người có khả năng nhận diện các đối tượng khác nhau với độ chính xác lên tới 97,53%.
Con số này thậm chí cao hơn khả năng tự động nhận khuôn mặt đúng tới 97,25% của Facebook. Trong đó, đặc điểm trên khuôn mặt giúp ta phân biệt rõ nhất người này với người khác chính là bộ ba mắt, mũi và miệng (khoảng cách, độ lớn, độ dày…).
Tuy nhiên, một vấn đề khác cũng được đề cập đó là không ít người hiện nay mắc phải hội chứng prosopagnosia. Hiểu đơn giản, đây là rối loạn “mù khuôn mặt”, tức là không có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa người với người qua khuôn mặt.
Người mắc chứng này gặp phải những vấn đề rất lớn trong quá trình tương tác xã hội. Vì vậy, trong tương lai các chuyên gia đang hướng tới việc tìm ra những cách khác giúp phân biệt người với người để giúp đỡ những ai mắc chứng prosopagnosia.
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí danh tiếng Nature Communications.
Theo MASK online
Đánh giá bài viết
Tin liên quan
- Đột phá Y học: Khi đầu đọc DVD có thể chẩn đoán HIV (01/10/2014)
- Siêu máy tính Blue Waters - vũ khí mới trong công cuộc ngăn chặn virus HIV (01/10/2014)
- Những phát minh "cười vỡ bụng" được nhận giải Ig Nobel 2014 (01/10/2014)
- Bao cao su đầu tiên trên thế giới có thể tiêu diệt virus HIV (01/10/2014)
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn miễn phí (21/08/2014)