THÔNG TIN BỆNH HỌC
Xơ vữa động mạch
Triệu chứng
- Xơ vữa động mạch thường không gây ra những dấu hiệu hay triệu chứng nào cho đến khi nó làm cho động mạch bị hẹp nặng hoặc bít tắc hoàn toàn. Nhiều người thậm chí không biết rằng họ có bệnh cho đến khi phải vào phòng cấp cứu do nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
- Một số người có những biểu hiện và triệu chứng của bệnh tùy thuộc vào động mạch nào bị hẹp hoặc bít tắc.
- Động mạch vành:
- Động mạch vành cung cấp máu giàu oxy cho tim nên khi bị mảng xơ vữa gây hẹp hoặc bít tắc (tình trạng này được gọi là bệnh mạch vành) thì triệu chứng thường gặp sẽ là đau ngực hoặc có cảm giác khó chịu ở ngực khi cơ tim không được cung cấp đủ máu. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy bị đè nén hoặc co thắt ở lồng ngực. Những cảm giác này cũng có thể xuất hiện ở vai, tay, cổ, hàm hoặc lưng.
- Cơn đau có thể nặng hơn khi vận động và khỏi khi nghỉ ngơi. Những stress về cảm xúc cũng có thể làm khởi phát cơn đau.
· Các động mạch cảnh cung cấp máu giàu oxy cho não nên khi bị mảng xơ vữa gây hẹp hoặc bít tắc thì bệnh nhân có thể sẽ bị đột quỵ. Bệnh nhân có thể đột ngột có cảm giác tê, yếu và hoa mắt, chóng mặt.
Nguyên nhân
· Nguyên nhân chính xác gây xơ vữa động mạch vẫn chưa được biết đến.
Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy rằng xơ vữa động mạch là một
tiến trình tiến triển chậm, phức tạp và có thể bắt đầu từ lúc bệnh nhân
còn nhỏ. Nó sẽ tiến triển nhanh hơn khi tuổi ngày càng lớn hơn.
· Xơ vữa động mạch có thể bắt đầu khi có một số tác nhân gây tổn thương lớp trong của động mạch. Những tác nhân đó bao gồm:
- Hút thuốc lá
- Lượng chất béo và cholesterol cao trong máu.
- Tăng huyết áp.
- Lượng đường trong máu cao do đề kháng insulin hoặc đái tháo đường.
Những người có nguy cơ
· Bệnh mạch vành (mảng xơ vữa xuất hiện ở mạch vành) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ.
· Bạn có thể kiểm soát được hầu hết các yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa
hoặc làm chậm lại tiến trình của bệnh. Một số yếu tố nguy cơ không thể
kiểm soát được.
· Những yếu tố nguy cơ chính
- Nồng độ cholesterol trong máu bất thường.
- Tăng huyết áp.
- Hút thuốc lá..
- Đề kháng insulin.
- Đái tháo đường. Thừa cân hoặc béo phì.
- Thiếu vận động.
- Tuổi. Tuổi càng cao thì nguy cơ bị xơ vữa động mạch cũng càng tăng.
- Ở nam giới, nguy cơ gia tăng sau 45 tuổi
- Ở nữ giới, nguy cơ gia tăng sau 55 tuổi
o Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm.
· Ngoài ra cũng có một số yếu tố nguy cơ khác có thể làm gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch bao gồm:
- Ngưng thở lúc ngủ. Là khi bạn ngừng thở hoặc thở rất nông khi đang ngủ. Nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, đái tháo đường và thậm chí là nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
- Stress.
- Rượu bia.
Chẩn đoán
· Bác sĩ sẽ chẩn đoán xơ vữa động mạch dựa vào các yếu tố:
- Tiền sử bệnh tật và gia đình
- Yếu tố nguy cơ
- Kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm
Khám lâm sàng
Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ dùng ống nghe đặt lên những động mạch
bị ảnh hưởng để nghe xem có những tiếng rít bất thường không. Tiếng rít
là sự biểu hiện của dòng máu bị ngăn trở do mảng xơ vữa.
Bác sĩ cũng có thể kiểm tra xem mạch ở một vị trí nào đó trên cơ thể bạn
(chẳng hạn như chân) có yếu hoặc mất không. Mạch yếu hoặc mất là biểu
hiện của tình trạng động mạch bị bít tắc.
Các xét nghiệm và thủ thuật
Các bác sĩ có thể thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra những xét nghiệm này còn giúp bác sĩ biết được sự tiến triển của bệnh và chuẩn bị kế hoạch điều trị tốt nhất.
- Xét nghiệm máu.
- Điện tâm đồ (ECG – Electrocardiogram)..
- X quang ngực.
- Đo chỉ số huyết áp ở mắt cá chân/cánh tay.
- Siêu âm tim.
- CT scan.
- Nghiệm pháp gắng sức.
- Chụp mạch máu.
Điều trị
· Điều trị xơ vữa động mạch bao gồm thay đổi lối sống, uống thuốc, thủ thuật hoặc phẫu thuật.
Thay đổi lối sống
- Thay đổi lối sống thường có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị xơ vữa động mạch. Đối với một số người, những thay đổi này có thể đủ để điều trị được bệnh.
- Ăn những thức ăn có ít chất béo bão hòa và nồng độ cholesterol thấp.
- Không ăn muối trong bữa ăn nếu bị tăng huyết áp.
- Ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ (như rau quả và trái cây).
- Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần.
- Bỏ thuốc lá.
- Giảm cân nếu thừa cân.
- Tập thể dục dưới sự tư vấn của bác sĩ.
- Nếu bệnh nhân có nồng độ đường trong máu cao, cần phải theo dõi đường huyết và HbA1c thường xuyên.
Điều trị
Mục tiêu của quá trình điều trị là phục hồi lại dòng chảy của máu đến nơi bị ảnh hưởng hết mức có thể. Mục tiêu này có thể đạt được bằng cách giảm những yếu tố nguy cơ qua một số bước sau:
- Uống thuốc để điều hòa huyết áp nếu bị tăng huyết áp.
- Uống thuốc để điều hòa đường huyết, đặc biệt ở những bệnh nhân bị đái tháo đường.
- Uống thuốc để giảm lipid máu nếu nồng độ chất này trong máu cao. Những loại thuốc này giúp làm giảm LDL và triglycerid và tăng HDL. Statin là loại thuốc hạ lipid máu được dùng nhiều nhất do đã được chứng minh bởi kết quả nghiên cứu từ thử nghiệm lâm sàng kéo dài trong 11 năm qua.
- Ngưng hút thuốc.
- Tập thể thao, giảm cân, và thay đổi chế độ ăn cũng giúp làm ngăn ngừa tiến trình xơ vữa.
- Aspirin cũng nên được dùng đều đặn ở những người đã có mảng xơ vữa ở bất kỳ động mạch nào và những người có nguy cơ cao. Aspirin ngăn không có các tiểu cầu có trong máu kết dính lại với nhau hình thành huyết khối và làm bít tắt những động mạch đã bị hẹp từ trước do mảng xơ vữa.
Phẫu thuật
- Phẫu thuật tạo hình mạch máu bằng bóng.
- Đặt stent.
- Phẫu thuật bắc cầu.
Phòng ngừa
- Thực hiện để kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm xơ vữa động mạch và những bệnh liên quan. Khả năng bị bệnh sẽ tăng lên cùng với số lượng yếu tố nguy cơ mà bạn có.
- Thay đổi lối sống và dùng thuốc theo toa là những bước quan trọng cần thiết.
- Biết được tiền sử gia đình và những vấn đề sức khỏe của mình có
liên quan đến xơ vữa động mạch. Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bị
bệnh này, hãy nói với bác sĩ. Ngoài ra cũng báo cho bác sĩ biết nếu như
bạn có hút thuốc lá.
Xơ vữa động mạch là quá trình diễn biến lạng lẽ và lâu dài, sự bồi đắp
dần dần các chất cholesterol, triglycerid…làm cho lớp xơ rất bền và khó
loại bỏ. Hiện nay các chất saponin có cấu trúc triterpen trong thảo dược
được cho là có khả năng “hòa tan và tẩy rửa” dần dần các lớp lắng đọng
đó, trong khi các chất flavonoid thì lại có tác dụng làm dẻo dai thành
mạch máu, chống thoái hóa và biến dạng tế bào thành mạch. Những dược
liệu kinh